Ngộ độc chì vì uống đủ loại thuốc nam, thuốc bắc cho “khỏe”

Vừa qua, Khoa Nội tiêu hóa, Bệnh viện đa khoa Hà Đông ( Hà Nội) tiếp nhận, chẩn đoán và điều trị một bệnh nhân ngộ độc chì mạn tính do dùng thuốc nam.

Đó là trường hợp bệnh nhân nữ, 32 t.uổi, t.iền sử chưa phát hiện bệnh lý trước đó. Khoảng 5 tháng nay, bệnh nhân xuất hiện mệt mỏi, chóng mặt, đau bụng vùng thượng vị từng cơn, đặc biệt hay đau ban đêm, ăn uống kém, có lúc buồn nôn và nôn. Bệnh nhân đã đi khám tại một số nơi được chẩn đoán viêm dạ dày, cho đơn thuốc ngoại trú về uống nhưng không đỡ.

Bệnh nhân vào Khoa Nội tiêu hóa, Bệnh viện đa khoa Hà Đông trong tình trạng tỉnh táo, da niêm mạc nhợt, đau bụng thượng vị nhiều, buồn nôn, nôn ra dịch dạ dày. Bệnh nhân được bác sĩ thăm khám, khai thác kĩ t.iền sử và xác định bệnh nhân có dùng rất nhiều loại thuốc nam, thuốc bắc khác nhau với mục đích “cho khỏe”.

ngo doc chi vi uong du loai thuoc nam thuoc bac cho khoe bcd 6342023

Ngộ độc chì vì uống đủ loại thuốc nam, thuốc bắc cho “khỏe” (Ảnh minh họa).

Bệnh nhân được làm các xét nghiệm, nội soi dạ dày có hình ảnh viêm trợt dạ dày, nội soi đại tràng bình thường, chụp cắt lớp vi tính ổ bụng chưa phát hiện bất thường. Xét nghiệm m.áu có tình trạng thiếu m.áu mức độ nhẹ; xét nghiệm huyết đồ thấy xuất hiện hình ảnh hồng cầu chấm bazo. Đây là hình ảnh đặc trưng trong một số bệnh như thalassemia, ngộ độc kim loại nặng, đặc biệt là ngộ độc chì.

Kết hợp t.iền sử, tình trạng huyết đồ và tính chất cơn đau bụng của bệnh nhân, bác sĩ chẩn đoán đây có thể là trường hợp ngộ độc chì mạn tính, dẫn đến tình trạng thiếu m.áu và cơn đau bụng “chì”.

Bệnh nhân được chỉ định xét nghiệm đo nồng độ chì trong m.áu, kết quả xét nghiệm nồng độ chì trong m.áu là 63.1 mcg/dl (bình thường

Th.BS Vũ Xuân Diệu là bác sĩ trực tiếp điều trị cho bệnh nhân chia sẻ: “Nguyên nhân ngộ độc chì thường do sử dụng thuốc cam, thuốc sài không rõ nguồn gốc, môi trường nghề nghiệp, thực phẩm… Về điều trị, tùy mức độ bệnh, mức độ nặng sẽ có điều trị hồi sức, điều trị đặc hiệu (thuốc gắp chì) còn mức độ nhẹ sẽ được điều trị triệu chứng và theo dõi nồng độ chì trong m.áu, và đặc biệt phải xác định được nguyên nhân gây tình trạng nhiễm độc để khắc phục. Vì thế, người dân không nên dùng các thuốc cam, thuốc nam, thuốc bắc không rõ nguồn gốc”.

Có bệnh nhân ung thư sống khỏe 30 năm

Nhiều người khi bác sĩ chẩn đoán mắc ung thư suy sụp tinh thần vì nghĩ “án tử” tới mình.

Tuy nhiên, với sự tiến bộ của y học, có rất nhiều bệnh nhân ung thư đã chữa trị ổn định 10 năm, 20 năm, 30 năm…

PGS.TS Lê Văn Quảng, Giám đốc Bệnh viện K cho biết, đến nay, vẫn có những người định kiến, cho rằng mắc ung thư là mang bản án t.ử h.ình, nếu có điều trị thì cũng chỉ có thể vớt vát, kéo dài sống thêm một thời gian ngắn.

co benh nhan ung thu song khoe 30 nam 58b 6190967

Phẫu thuật cho bệnh nhân ung thư tại Bệnh viện K.

Định kiến này rất nguy hiểm, nó có thể khiến người bệnh bi quan quá mức, thậm chí buông bỏ và không tuân thủ điều trị. Hay quá sợ hãi và “vái tứ phương”, bỏ phương pháp điều trị chính thống để đi tìm đủ các loại thuốc nam, thuốc bắc uống để điều trị.

Trong khi đó, các tiến bộ y học ngày nay đã giúp nhiều người chữa khỏi hoặc có thể kéo dài sống thêm đáng kể tùy loại ung thư và giai đoạn bệnh.

“Một số loại bệnh ung thư có tỉ lệ khỏi bệnh trên 5 năm vượt quá 90% nếu phát hiện ở giai đoạn sớm và điều trị kịp thời như ung thư tuyến giáp, ung thư vú, ung thư t.iền liệt tuyến, ung thư đại tràng… Hiện tại Bệnh viện K đã có rất nhiều bệnh nhân ung thư đã chữa trị ổn định 10 năm, 20 năm, 30 năm…”, PGS Quảng thông tin.

Vì thế, nếu không may bị mắc ung thư, mọi người cần tuân thủ điều trị theo phác đồ của bác sĩ. Với ung thư, càng phát hiện ở giai đoạn sớm, cơ hội điều trị khỏi, việc khám sức khỏe định kỳ, tầm soát ung thư rất có ý nghĩa để phát hiện sớm căn bệnh này.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *