Phổi bị tổn thương và được bác sĩ thông báo chuẩn bị tinh thần cho việc bỏ con cứu mẹ, sản phụ nhiễm Covid-19 lúc mang thai đã vượt qua tất cả để sinh con gái ngay thời khắc đầu tiên của năm 2022.
“Ráng lên, chịu khó rặn chút xíu nữa đi mẹ, em bé sắp ra rồi…” – ekip đỡ đẻ, khoa Sanh, Bệnh viện Từ Dũ (TPHCM) liên tục động viên chị Trần Thị P. (26 t.uổi). Tiếng nhân viên y tế hòa với tiếng la hét lớn của sản phụ, khiến không khí trong phòng sinh có lúc đầy căng thẳng. Bên cạnh, anh Trịnh Huy Tùng nắm c.hặt t.ay vợ truyền sức mạnh.
Chị Trần Thị Phượng trong thời khắc sinh con gái (Ảnh: Hoàng Lê)
“Ra rồi, b.é g.ái, đúng 0 giờ 0 phút” – giọng nhân viên y tế vui mừng thông báo. Những giọt nước mắt đau đớn lăn dài trên má chị Phượng mới cách đó ít phút được thay bằng cái nhoẻn cười hạnh phúc, dù mặt sản phụ vẫn lộ thần sắc nhợt nhạt sau cuộc lâm bồn.
Vậy là hành trình mang thai quá gian khó của người mẹ đã đổi được thành quả là con gái được sinh ngay thời khắc đầu tiên của năm mới.
Con gái chị P. chào đời khỏe mạnh đúng 0 giờ, 0 phút ngày 1/1 (Ảnh: Hoàng Lê).
Trước đó vào ngày 15/9, khi thai được 24 tuần, cả nhà chị P. phát hiện nhiễm Covid-19. Nguy hiểm hơn là việc thai phụ chưa tiêm mũi vaccine nào. Ngay sau khi nhập viện, sản phụ nhanh chóng sốt cao, phải thở oxy vì suy hô hấp. Kết quả xét nghiệm có hiện tượng đông m.áu ở phổi, bác sĩ báo với gia đình, giải thích để họ ký vào giấy thuận “bỏ con, cứu mẹ” nếu xảy ra tình huống xấu nhất.
Khoa Sanh, Bệnh viện Từ Dũ đêm giao thừa 2022 (Ảnh: Hoàng Lê).
Hoảng loạn tinh thần, là cảm giác đầu tiên của anh Tùng, chị P. khi nghe thông tin từ bác sĩ. Nhưng thai phụ phải lập tức trấn tĩnh bằng mọi giá, vì đứa con trong bụng. Bằng sự kiên trì tuân thủ điều trị và một chút may mắn, chị Phượng dần cải thiện sức khỏe. Đến ngày 1/10, thai phụ được xuất viện với kết quả âm tính SARS-CoV-2.
Vợ chồng anh Tùng từng trải qua những cảm giác căng thẳng, lo sợ mất con (Ảnh: Hoàng Lê).
Những ngày mới về nhà, biến chứng “hậu Covid-19″ khiến chị P. khó thở và ho nhiều, phải kê gối cao khi ngủ và người nổi nhiều mụn. Thai 28 tuần, bác sĩ lại báo cạn nước ối, em bé trong bụng chậm tăng trưởng.
“Bác sĩ kêu tôi qua khu t.iền sản để chọc nước ối xem có vấn đề gì không và bơm Surfactant vào phổi bé, nhưng tôi sợ n.hiễm t.rùng và gây ảnh hưởng đến con nên đều quyết định không thực hiện mà tự mình cố gắng dưỡng thai” – chị P. nói.
Sản phụ từng nhiễm Covid-19 nặng đã sinh con gái khỏe mạnh (Ảnh: Hoàng Lê).
Đến chiều ngày 31/12 vì rỉ nước ối, người chồng đưa vợ vào viện rồi nhập khoa Cấp cứu, khi thai đã 39 tuần 5 ngày. Và chỉ trong ít giờ, chị Phượng đã hạ sinh.
“Tôi không nghĩ đến việc sinh con đúng giao thừa, vì lo cho bé nhiều hơn, và đau nữa. Lúc bị Covid-19 bác sĩ truyền nhiều thuốc, sợ con bị dị tật. Nhưng nghĩ cũng là một sinh mạng, trời cho sao thì mình nhận vậy.
Giờ thì tốt rồi, xin cảm ơn các bác sĩ rất nhiều” – sản phụ xúc động chia sẻ khi thực hiện ấp kangaroo cho con gái khỏe mạnh, nặng 3.5 kg mới sinh.
Mọi nỗi đau của bà mẹ được xua tan khi con chào đời khỏe mạnh (Ảnh: Hoàng Lê).
Cũng nhiễm Covid-19 thời điểm mang thai 35 tuần là chị Nguyễn Mỹ Hà (29 t.uổi, quê Bình Thuận). Ban đầu, vợ chồng chị Hà có chút lo lắng, nhưng vì đã tiêm 2 mũi vaccine nên quá trình điều trị của thai phụ diễn ra bình yên, không có triệu chứng gì nặng ngoài nghẹt mũi, mất mùi.
Con gái đầu lòng của chị Hà và anh Phạm An Xuân sinh lúc 0 giờ 2 phút của ngày 1/1, khi thai 39 tuần 3 ngày, nặng 3.3kg. Họ dự định đặt tên bé là Phạm Nguyễn Mỹ An, gửi gắm niềm mong ước rằng con sẽ luôn được an bình.
Nhân viên y tế đo vòng đầu cho bé sau sinh (Ảnh: Hoàng Lê).
Trong đêm giao thừa năm 2022, tại Bệnh viện Từ Dũ còn có con gái của anh Vũ Văn Lương và chị Hoàng Thị Hòa (ngụ huyện Củ Chi, TPHCM) chào đời đúng 0 giờ, 0 phút. Hạnh phúc vì đón thiên thần nhỏ đã xua đi nỗi đau sinh nở của người mẹ.
Điều dưỡng Dương Thị Như Mai cho biết, dù đã công tác ở bệnh viện khá lâu nhưng đêm trực giao thừa năm nào với cô cũng có đặc biệt. Khi em bé chào đời sau bao đau đớn của người mẹ, các nhân viên y tế cũng vui chung niềm hạnh phúc của gia đình. Mùa dịch, mọi công tác sàng lọc, chuẩn bị phòng ốc, trang thiết bị đều được thực hiện kỹ lưỡng nhằm đảm bảo an toàn nhất cho mẹ lẫn con.
Bệnh viện chuẩn bị những phần quà đặc biệt cho trẻ sinh vào thời khắc đầu năm mới 2022 (Ảnh: Hoàng Lê).
Còn tại Bệnh viện Hùng Vương, bác sĩ Lương Bạch Lan, trưởng tua trực chia sẻ, dự kiến có hơn 100 trường hợp sinh ngày đầu năm 2022. Trong điều kiện dịch bệnh, các thai phụ sẽ thực hiện xét nghiệm Covid-19, sau khi được nhập viện chờ sinh. Đêm giao thừa, có khoảng 10 ca t.iền sản và hậu sản nhiễm Covid-19 được theo dõi tại khu K1.
Vào lúc 0 giờ 0 phút, có hai b.é t.rai là con của các sản phụ ngụ quận 8 và huyện Bình Chánh chào đời tại bệnh viện này.
Xúc động: Mèo mẹ ôm bụng bầu đến xin bác sĩ “đỡ đẻ”
Câu chuyện về cô mèo mẹ ôm bụng bầu đến phòng khám xin giúp đỡ sẽ khiến bạn cảm thấy “vi diệu” về tình mẫu tử.
Những ngày gần đây, mạng xã hội Trung Quốc liên tục xôn xao về câu chuyện lấy bao nước mắt của dân tình về cô mèo mẹ đến xin bác sĩ “đỡ đẻ”. Được biết, bài đăng này từng “phủ sóng” phương tiện truyền thông các nước vào năm 2018, nhưng đến nay, sức ảnh hưởng của mẹ mèo vẫn chưa hề thuyên giảm.
Chủ đề gây sốt MXH xứ Trung. (Ảnh: Chụp màn hình)
Cụ thể, vào một buổi sáng, trước cửa phòng khám tư nhân ở Thổ Nhĩ Kỳ, có một con mèo ôm bụng bầu nhọc nhằn leo lên từng bậc cầu thang, miệng không ngừng kêu la inh ỏi như muốn gây sự chú ý.
Các nhân viên nghe thấy tiếng động lạ, liền mở cửa ra xem xét thì phát hiện một mẹ mèo bầu mang dáng vẻ kiệt sức ngồi trước cửa. Sau đó, họ nhanh chóng đưa nó vào trong để kiểm tra toàn diện. Thông qua quá trình kiểm tra, bác sĩ kết luận đại “boss” mắc chứng khó sinh. Họ kịp thời thực hiện cuộc tiểu thuật để cứu 4 bé mèo ra ngoài.
Mẹ mèo vất vả leo từng bậc thang lên phòng khám. (Ảnh: Sohu)
Nó kiệt sức ngồi trước cửa kêu cứu. (Ảnh: Sohu)
Mọi người suy đoán, có lẽ “mẹ bỉm sữa” biết mình đang gặp nguy nên mới tìm mọi cách đến gặp bác sĩ giúp đỡ. May mắn thay, những thiên thần nhỏ đã chào đời an toàn và đợi người đến nhận về nuôi.
Bác sĩ tiến hành phẫu thuật cứu 4 chú mèo con. (Ảnh: Sohu)
Những thiên thần chào đời an toàn. (Ảnh: Sohu)
Sau khi bài viết được chia sẻ, nó đã thu hút một lượng tương tác khủng. Câu chuyện cảm động này đã làm cộng đồng mạng “dậy sóng”. Mọi người không thể tin được một con mèo có thể thông minh đến vậy. Bên cạnh đó, netizen đều “ngả mũ” trước sức mạnh của tình mẫu tử, nó khiến cho một cô mèo bụng mang dạ chữa, lặn lội quãng đường dài chỉ để tìm kiếm sự giúp đỡ cứu con của mình.
5 mẹ con chờ người nhận nuôi. (Ảnh: Sohu)
Thổ Nhĩ Kỳ là một quốc gia có văn hóa yêu động vật, đặc biệt là mèo. Những cư dân ở đất nước này luôn hào phóng với vật cưng, thậm chí chúng ta có thấy nước và đồ ăn được đặt bên vệ đường để phục vụ cho các “boss”. Cách đây khoảng một năm, trang 163 từng đăng tải một bài viết tương tự về tình mẫu t.ử t.hiêng liêng.
Theo đó, tại bệnh viện Kanuni Sultan Suleyman ở “xứ sở thảm bay” đã được tiếp đón những “vị khách không mời”. Một con mèo cái ngậm chặt con trong miệng, vội vàng chạy khắp nơi trong hành lang, với vẻ mặt vô cùng lo lắng, không ngừng tìm sự trợ giúp. Mọi người đoán rằng có lẽ bé con đang bị thương.
Mèo mẹ quắp mèo con đến bệnh viện tìm sự giúp đỡ. (Ảnh: 163)
Tuy nhiên, sau khi kiểm tra, bé cưng chỉ bị suy dinh dưỡng, chỉ là mẹ mèo quá hoảng hốt, tưởng con bị gì nên mới chạy đến bệnh viện cầu cứu “những thiên thần áo trắng”. Ngoài ra, chúng còn được nhân viên chiêu đãi một bữa thịnh soạn trước khi dắt nhau ra về.
Tình mẫu tử quả là một thứ tình cảm thiêng liêng và bất diệt. Nó không hề phân biệt chủng tộc hay giống loài và tồn tại trong cả thế giới động vật. Người mẹ nào cũng có thể hy sinh tất cả, nguyện vào núi đao biển lửa để bảo vệ con. Và câu chuyện về hai “mẹ bỉm sữa” ở trên đã chứng minh cho điều đó.