Chăm sóc, phục hồi chức năng tim cho bệnh nhân hậu COVID-19

Nhiều nghiên cứu với dữ liệu lớn cho thấy rằng ngoài các triệu chứng gây khó chịu về hệ hô hấp, ở những bệnh nhân hậu COVID-19 còn gặp phải những chứng bệnh về tim mạch, cho dù họ có bệnh tim trước đó hay không.

1.Biến chứng tim mạch hậu COVID-19

Các chuyên gia sức khỏe về tim mạch đã lưu ý rằng bệnh nhân COVID-19 đã hồi phục vẫn còn bị các biến chứng kéo dài, có khi nghiêm trọng và cần phải được hỗ trợ theo dõi và điều trị liên tục sau đó. Các dấu hiệu như cảm thấy khó thở nhẹ, thở thiếu hơi, mệt ở ngực hay gặp, đặc biệt có thể bị viêm cơ tim, nhồi m.áu cơ tim cũng như một số bệnh khác của cơ tim.

Với việc sử dụng hình ảnh cộng hưởng từ tim mạch (CMR), một nghiên cứu từ tháng 4 đến tháng 6/2020 ở Đức đã báo cáo cho thấy, 78% người sống sót sau COVID-19 bị ảnh hưởng về tim mạch, trong đó có tới 60% người bị viêm cơ tim tái diễn nhiều lần. Một nghiên cứu khác áp dụng siêu âm tim ghi nhận có tổn thương chức năng tâm trương thất trái (LV) và tâm trương thất phải (RV). Các bệnh khác bao gồm suy giảm chức năng hô hấp, suy giảm chức năng tim của bệnh nhân sau COVID-19 vẫn còn kéo dài.

cham soc phuc hoi chuc nang tim cho benh nhan hau covid 19 5b5 6352405

Một nghiên cứu cho biết, 78% người sống sót sau COVID-19 bị ảnh hưởng về tim mạch.

Các triệu chứng của COVID-19 tồn tại sau nhiều tháng làm ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của bệnh nhân. Một số triệu chứng như đau đầu, khó thở, đau nhức cơ bắp, xoàng đầu, ho kéo dài, mất khứu giác và vị giác hay gặp ở đối tượng này.

Việc gia tăng nguy cơ tổn thương tim mạch và có ảnh hưởng lâu dài ở bệnh nhân sau mắc COVID-19 là hiện thực. Vì thế người bệnh rất cần chăm sóc y tế về nhiều lĩnh vực nhất là sau bị nhiễm COVID-19, giúp người bệnh phục hồi tốt hơn, tránh những di chứng có thể có, đặc biệt về tim mạch.

Nếu không có các biện pháp thích hợp, t.uổi thọ của bệnh nhân sau COVID-19 sẽ giảm đáng kể so với dân số bình thường chung. Hơn nữa, hiệu ứng kéo dài của bệnh sẽ tiếp tục xảy ra ở một số người, dẫn đến sức khỏe tim mạch suy giảm dần. Vì vậy phải có sự chăm sóc liên tục cho bệnh nhân sau COVID-19.

2.Phục hồi chức năng tim hậu COVID-19

Trên thế giới, một số nước đã thực hiện việc này. Ngoài được thăm khám uống thuốc theo đơn sau khi ra viện, bệnh nhân được lập một kế hoạch chăm sóc phục hồi chức năng tim (cardiac rehabilitation care – CRC). Nhiều nghiên cứu dựa trên bằng chứng đã chứng minh tính hữu ích của các chương trình CRC và mang lại kết quả tốt cho bệnh nhân.

cham soc phuc hoi chuc nang tim cho benh nhan hau covid 19 58a 6352405

Bệnh nhân tập phục hồi chức năng

Những bệnh nhân tham gia chương trình phục hồi chức năng tim mạch – CRC, sẽ giảm được các yếu tố nguy cơ, tăng năng lực chức năng tim, tăng chất lượng cuộc sống. Đây là một phương pháp tiếp cận lấy bệnh nhân làm trung tâm, cung cấp kiến thức sức khỏe, thay đổi lối sống, luyện tập thể lực, nâng cao sức khỏe tim mạch, giảm nguy cơ t.ử v.ong do bệnh tim.

Chương trình thường kéo dài 12 tuần, yếu tố cốt lõi để bắt đầu tiến hành phương pháp điều trị CRC là thực hiện bài kiểm tra khả năng chịu đựng khi hoạt động thể lực (tập thể dục). Bài kiểm tra này vừa để đ.ánh giá thực trạng bệnh nhân vừa để tiên lượng kết quả điều trị. Các chỉ số chức năng được đ.ánh giá như: huyết áp, lượng oxy tiêu thụ, khả năng tập một bài thể dục nhịp điệu (aerobic) đ.ánh giá cung lượng tim, đo một số chỉ số chuyển hóa của cơ thể và phân tầng nguy cơ tim mạch cho bệnh nhân.

cham soc phuc hoi chuc nang tim cho benh nhan hau covid 19 f8f 6352405

Phục hồi chức năng tim mạch có sự giám sát của nhân viên y tế

Nhưng cần lưu ý vì một số bệnh nhân đã bị tổn thương phổi nghiêm trọng khi bị bệnh COVID-19, cho nên khi thực hiện các bài kiểm tra với các thiết bị nên để bệnh nhân ở tư thế nằm nghiêng, thay vì kiểm tra ở tư thế thẳng đứng hay môt số bài như đạp xe đạp. Cũng có thể một lựa chọn khác là cho bệnh nhân đi bộ từ từ trên máy chạy bộ để thực hiện các bài kiểm tra.

Bài tập luyện cho một bệnh nhân “đơn CRC” có thể là đi bộ nhẹ nhàng, với cường độ tăng dần được cho là an toàn và hữu ích. Một nghiên cứu đã chứng minh, trong số những người bị đau tim hoặc đột quỵ, có tham gia chương trình bài tập đi bộ CRC, thì có khả năng sống sau đau tim và sau đột quỵ cao hơn những người không tham gia thử nghiệm. CRC dường như là một giải pháp thiết thực cho sự phục hồi của các bệnh nhân sau mắc COVID-19.

Điều quan trọng là các chuyên gia y tế phải hiểu rõ ràng về”đơn CRC”và sẵn sàng hỗ trợ cho bệnh nhân, trong trường hợp bệnh nhân sau COVID-19, không phải chờ đến khi có biến chứng tim mạch. Một lối sống năng động và tập thể dục thường xuyên có thể làm giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh COVID-19 nặng và ngay cả t.ử v.ong. Sự đáp ứng mạnh mẽ của hệ tim mạch do tập luyện đem lại kết quả tốt cho bệnh nhân, đã được chứng minh trong nhiều nghiên cứu.

Tập luyện thường xuyên là biện pháp bảo vệ chống viêm, là lá chắn giúp bảo vệ tim khỏi cơn đau tim tiềm ẩn và cải thiện độ đàn hồi của mạch m.áu. Vì thế nó làm giảm đáng kể các triệu chứng sau COVID-19 như khó thở, khó chịu ở ngực cùng các biến chứng nặng khác. Nó là “liều thuốc” tối ưu và tích cực cho sức khỏe cùng với việc ăn uống lành mạnh.

cham soc phuc hoi chuc nang tim cho benh nhan hau covid 19 63f 6352405

Bệnh nhân phục hồi sau COVID-19 phải được tái khám định kỳ và phải được kiểm tra đ.ánh giá về tim mạch

Hiện tại ở Việt Nam, qua 2 năm dịch bệnh, có một số lượng rất lớn bệnh nhân COVID-19 đã được điều trị khỏi bệnh về với cộng đồng nhưng vấn đề thăm khám, theo dõi sau COVID-19, đặc biệt được chăm sóc phục hồi chức năng tim mạch và một số di chứng khác của bệnh là chưa thật sự được quan tâm. COVID-19 nhưng rất ít, đặc biệt phục hồi chức năng tim mạch.

3.Lời khuyên cho bệnh nhân hậu COVID-19 trong chăm sóc sức khỏe tim mạch

– Bệnh nhân phải được thầy thuốc tư vấn rõ về những triệu chứng sẽ còn tồn tại (có thể sẽ không còn) ở một thời gian sau xuất viện như: khó chịu ở ngực, thở cảm giác hơi thiếu hơi, đau đầu, xoàng đầu, đau nhức cơ bắp, ho, mất khứu giác và vị giác. Nếu các triệu chứng không giảm mà càng ngày càng tăng dần thì phải trao đổi với bác sĩ.

– Bệnh nhân tự tập thể dục nhẹ nhàng hàng ngày (những người còn có thể tập được), không quá 15 phút một ngày và không quá 90 phút 1 tuần.

– Bệnh nhân phục hồi sau COVID-19 phải được tái khám định kỳ và phải được kiểm tra đ.ánh giá tình hình bệnh chung, đặc biệt liên quan đến tim mạch. Thầy thuốc phải tư vấn cho bệnh nhân những triệu chứng mới về tim mạch theo kết quả (có thể có) để cảnh báo những bệnh lý nặng, cấp cứu (có thể xảy ra).

– Bệnh nhân phục hồi sau COVID-19 phải tạo một tâm lý sống lạc quan, yêu đời thoải mái, tràn đầy năng lượng.

– Bệnh nhân phục hồi sau COVID-19 nên tham gia chương trình điều trị phục hồi chức năng tim CRC.

TS.BSCK2. Phan Long Nhơn

Hội Tim mạch Miền Trung – Tây Nguyên

Phát hiện mới về triệu chứng COVID-19 kéo dài

Một nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng m.áu nhiều người khỏi COVID-19 có vi huyết khối, được cho là nguyên nhân của những triệu chứng dai dẳng dù đã âm tính với virus.

“Một trong những thất bại lớn nhất trong đại dịch COVID-19 là phản ứng chậm chạp của chúng ta trong việc chẩn đoán và điều trị các hội chứng hậu COVID-19. Khoảng 100 triệu người trên toàn thế giới vẫn phải trải qua các triệu chứng này”, Resia Pretorius – Trưởng bộ môn và là giáo sư nghiên cứu về khoa học sinh lý, Đại học Stellenbosch, Nam Phi – mở đầu bài phân tích của mình trên trang Guardian.

Con số này được cho là sẽ còn cao hơn nhiều, do không chẩn đoán đầy đủ, và do con người vẫn chưa biết tác động của Omicron và các biến chủng trong tương lai sẽ như thế nào.

Trong một nghiên cứu gần đây, giáo sư Pretorius và các đồng nghiệp đã chỉ ra rằng trong m.áu của bệnh nhân hậu COVID-19 có các vi huyết khối (cục m.áu đông nhỏ) khó phân rã. Bà cho rằng chính điều này đã khiến người bệnh vẫn phải chịu những triệu chứng dai dẳng dù đã âm tính với virus.

phat hien moi ve trieu chung covid 19 keo dai 3e3 6260446

Bệnh nhân hậu COVID-19 thường mệt mỏi kéo dài, yếu cơ, khó ngủ, lo lắng… (Ảnh: Financial Times)

Vi huyết khối ở bệnh nhân hậu COVID-19

Bệnh nhân mắc hội chứng hậu COVID-19 phàn nàn về nhiều triệu chứng khác nhau, chủ yếu là mệt mỏi, sương mù não (hay quên, thiếu tập trung, kém minh mẫn…), yếu cơ, khó thở, lượng oxy thấp, khó ngủ và lo lắng hoặc trầm cảm.

Một số bệnh nhân bị nặng đến mức họ không thể làm việc hoặc thậm chí không thể đi bộ vài bước. Họ cũng có thể có nguy cơ cao bị đột quỵ và đau tim. Một trong những điều đáng lo ngại nhất là dù chỉ mắc COVID-19 thể nhẹ hoặc thậm chí đôi khi không có triệu chứng, người nhiễm virus vẫn có thể bị suy nhược, ốm yếu trong thời gian dài.

Từ đầu năm 2020, bà Pretorius và các nhà nghiên cứu khác đã chỉ ra rằng COVID-19 cấp tính không chỉ đơn thuần là một bệnh về đường hô hấp, mà nó còn thực sự ảnh hưởng đáng kể đến hệ thống mạch m.áu (lưu thông m.áu) và khả năng đông m.áu.

Bà trích dẫn một nghiên cứu gần đây của mình, cho thấy có sự hình thành vi huyết khối đáng kể trong m.áu của cả bệnh nhân COVID-19 cấp tính và bệnh nhân hậu COVID-19.

Đối với người có sinh lý khỏe mạnh, các cục m.áu đông có thể hình thành (ví dụ như khi bị đứt tay). Tuy nhiên, cơ thể sẽ phá vỡ các cục m.áu đông đó qua một quá trình gọi là tiêu sợi huyết.

phat hien moi ve trieu chung covid 19 keo dai 934 6260446

Vi huyết khối có thể là nguyên nhân gây ra các triệu chứng hậu Covid-19. Ảnh: Istock.

“Trong m.áu của bệnh nhân mắc hội chứng COVID-19 kéo dài, các vi huyết khối có khả năng chống lại quá trình tiêu sợi huyết của cơ thể”, vị giáo sư nói.

“Chúng tôi tìm thấy mức độ cao phân tử gây viêm khác nhau mắc kẹt trong các vi huyết khối bền, bao gồm protein đông m.áu như plasminogen, fibrinogen và yếu tố Von Willebrand (VWF – protein mang yếu tố VIII, cần để dính tiểu cầu trong giai đoạn đầu của quá trình đông m.áu), và Alpha-2 antiplasmin (một phân tử ngăn ngừa sự phân rã của huyết khối)”, bà giải thích rõ.

Sự hiện diện của các vi huyết khối bền và tình trạng tăng tiểu cầu bất thường (cũng tham gia vào quá trình đông m.áu) đã khiến kéo dài quá trình đông m.áu và bệnh lý liên quan đến mạch m.áu, dẫn đến tế bào không nhận đủ oxy để duy trì chức năng của cơ thể (được gọi là tình trạng thiếu oxy tế bào). Tình trạng thiếu oxy trên có thể là nguyên nhân chính của nhiều triệu chứng suy nhược được báo cáo.

Chẩn đoán sai về hội chứng COVID-19 kéo dài

Bệnh nhân hậu COVID-19 thường không thể tìm ra phương án điều trị khi đi khám thông thường, vì hiện tại không có xét nghiệm bệnh lý tổng quát nào để chẩn đoán cho những bệnh nhân này.

Họ thường nhận được thông báo rằng kết quả xét nghiệm bệnh lý của họ cho thấy tình trạng sức khỏe bình thường hoặc tốt. Nhiều người được chẩn đoán rằng các triệu chứng của họ có thể là do vấn đề tâm lý.

Lý do chính mà các xét nghiệm trong phòng thí nghiệm truyền thống không phát hiện ra bất kỳ phân tử gây viêm nào là do chúng bị mắc kẹt bên trong các vi huyết khối kháng tiêu sợi huyết (có thể nhìn thấy dưới kính hiển vi huỳnh quang hoặc trường sáng). Khi đo hàm lượng phân tử của phần hòa tan trong huyết tương, các phân tử gây viêm, bao gồm tự kháng thể (auto-antibody), hầu hết bị bỏ sót.

phat hien moi ve trieu chung covid 19 keo dai bf1 6260446

Nhiều bệnh nhân hậu COVID-19 được chẩn đoán không chính xác. Các triệu chứng của họ bị cho là do vấn đề tâm lý. (Ảnh: AFP)

Các kết quả nghiên cứu ban đầu cho thấy những phương pháp điều trị như phác đồ chống kết tập tiểu cầu và chống đông m.áu đã cho kết quả đầy hứa hẹn trong các trường hợp hậu COVID-19, miễn là có sự theo dõi chuyên môn cẩn thận về bất kỳ nguy cơ c.hảy m.áu nào có thể xảy ra do dùng các thuốc này.

Ngoài ra, liệu pháp phân tách m.áu – trong đó vi huyết khối và phân tử viêm được lọc ra – cũng có thể mang lại kết quả tích cực cho bệnh nhân.

“Chúng ta cần khẩn trương đầu tư vào nghiên cứu và thử nghiệm lâm sàng nhiều hơn để hiểu và khẳng định rõ hơn mối liên hệ giữa đông m.áu bất thường, tình trạng thiếu oxy và rối loạn chức năng mạch m.áu ở những bệnh nhân mắc hội chứng COVID-19 kéo dài”, giáo sư Pretorius kêu gọi.

Bà tin rằng cả người không có các triệu chứng hậu COVID-19 cũng có thể hưởng lợi từ những nghiên cứu như vậy, vì các triệu chứng được ghi nhận ở bệnh nhân hậu COVID-19 cho thấy nhiều điểm tương đồng với triệu chứng có ở các bệnh mạn tính và liên quan đến virus khác, bao gồm viêm tủy xương, hội chứng mệt mỏi mạn tính (ME/CFS) – loại bệnh đã bị xem như một hiện tượng tâm lý trong nhiều thập kỷ.

“Chỉ vì chúng ta vẫn chưa xác định được dấu hiệu sinh học của hội chứng hậu COVID-19, không có nghĩa là dấu hiệu sinh học đó không tồn tại. Chúng ta cần tìm hiểu kỹ càng hơn”, bà nói.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *