Các chuyên gia y tế đều cho rằng virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19 chủ yếu lây truyền qua không khí.
Biến thể Omicron tồn tại lâu hơn trên bề mặt và trên da người so với các biến thể khác. Ảnh: WHO
Tuy nhiên, đã có những lo ngại, đặc biệt là trong giai đoạn đầu của đại dịch, về nguy cơ virus lây lan khi con người chạm vào các bề mặt chứa virus. Các nhà nghiên cứu tiếp tục điều tra theo hướng này nhằm tìm hiểu rõ hơn về cách virus lây lan và tồn tại trong môi trường. Trong 2 nghiên cứu gần đây, nhóm nghiên cứu phát hiện ra rằng biến thể Omicron tồn tại lâu hơn trên bề mặt và trên da người so với các biến thể khác.
Hai nghiên cứu thí nghiệm Omicron và các biến thể trước đây tồn tại trên các bề mặt dễ dàng bắt gặp trong cuộc sống hằng ngày. Trong nghiên cứu thứ nhất, các nhà khoa học thử nghiệm trên các mẫu da người cũng như thử nghiệm bề mặt khác là nhựa. Theo đó, thời gian virus tồn tại được tính cho đến khi virus không thể tồn tại trong các mẫu được đặt trên các bề mặt. Trên bề mặt nhựa, chủng virus ban đầu của SARS-CoV-2 được phát hiện tại thành phố Vũ Hán (Trung Quốc) tồn tại 56 giờ. Các biến thể sau đó của virus gồm Alpha, Beta, Gamma và Delta lần lượt tồn tại trong khoảng 191, 157, 59 và 114 giờ, còn biến thể Omicron là 193,5 giờ. Trên da người, chủng virus ban đầu tồn tại 8,6 giờ, trong khi các biến thể trên tồn tại từ 11-19,6 giờ và Omicron là 21,1 giờ.
Trong nghiên cứu thứ hai, các tác giả so sánh thời gian chủng virus gốc của SARS-CoV-2 và biến thể Omicron trên các bề mặt nhẵn với bề mặt có lỗ rỗng, như thép không gỉ, tấm nhựa polypropylene (PP), thủy tinh, giấy ăn và giấy in. Nghiên cứu này không thí nghiệm với các biến thể khác như Delta. Kết quả là nhìn chung, Omicron tồn tại lâu hơn so với chủng virus gốc trên tất cả các bề mặt này. Sau 2 ngày, đa số chủng virus ban đầu của SARS-CoV-2 biến mất khỏi thép không gỉ và tấm nhựa PP. Sau 4 ngày, virus chỉ tồn tại trên bề mặt thủy tinh. Trong khi đó, các nhà nghiên cứu vẫn phát hiện biến thể Omicron trên những bề mặt này sau 7 ngày.
Đối với các bề mặt có lỗ rỗng, chủng virus ban đầu không thể tồn tại trên giấy ăn sau 30 phút. Lượng virus được phát hiện sau 5 phút trên giấy in giảm 99,68% và biến mất sau 15 phút. Tuy nhiên, biến thể Omicron vẫn có thể được phát hiện trên giấy ăn và trên giấy in sau 30 phút.
Các kết quả nghiên cứu này cũng tương tự như những nghiên cứu trước đây. Một nghiên cứu được xuất bản trên tạp chí Nature hồi tháng 1/2021 phát hiện virus SARS-CoV-2 sau 21 ngày trên bề mặt nhựa, 14 ngày trên thép không gỉ, 7 ngày trên găng tay nitrile và 4 ngày trên găng tay chống hóa chất, dù với số lượng thấp hơn nhiều. Hơn 95% virus biến mất khỏi bề mặt thép không gỉ sau 24 giờ và virus biến mất hoàn toàn sau 24 giờ trên vải cotton.
Các nghiên cứu trên giúp chúng ta hiểu rõ hơn về sự tồn tại của virus SARS-CoV-2 và các biến thể mới trong môi trường và trên bề mặt, từ đó giúp hạn chế sự lây lan của virus. Cả hai nghiên cứu trên chưa được giới khoa học thẩm định trước khi được xuất bản trên các tạp chí chuyên ngành.
Chỉ đạo khẩn bảo vệ nhóm yếu thế trước dịch Covid-19
Bộ Y tế vừa có văn bản khẩn gửi các địa phương hướng dẫn quản lý, bảo vệ người thuộc nhóm nguy cơ mắc Covid-19.
Đây là nhóm có nguy cơ lây nhiễm cao với mức độ bệnh tăng nặng và t.ử v.ong cao khi mắc.
Hiện nay, tình hình dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp tại nhiều quốc gia trên thế giới với các biến thể mới được ghi nhận có khả năng lây lan nhanh và gây nguy hiểm như Delta (B.1.617), Omicron (B.1.1.529). Trong đó, nhóm có nguy cơ lây nhiễm cao với mức độ bệnh tăng nặng và t.ử v.ong cao khi mắc Covid- 19 là nhóm người trên 50 t.uổi, người có bệnh nền, người chưa được tiêm chủng hoặc chưa tiêm chủng đầy đủ.
Theo Bộ Y tế, việc quản lý, theo dõi sức khỏe, giám sát phát hiện sớm để điều trị kịp thời, hạn chế thấp nhất nguy cơ t.ử v.ong là rất cấp thiết, nhất là trong bối cảnh cả nước đang thực hiện thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19. Vì thế, Bộ xây dựng hướng dẫn quản lý, bảo vệ người thuộc nhóm nguy cơ mắc Covid- 19.
Ảnh minh họa.
Bộ Y tế đề nghị UBND các tỉnh, thành chỉ đạo Sở Y tế và các Sở, ngành liên quan hướng dẫn, phối hợp với các địa phương để triển khai thực hiện hướng và thực hiện báo cáo kết quả thực hiện theo yêu cầu.
Các nội dung ưu tiên cần thực hiện gồm: quản lý người thuộc nhóm nguy cơ; truyền thông, tư vấn về phòng chống Covid-19; tiêm chủng vaccine phòng Covid-19; xét nghiệm tầm soát phát hiện người mắc Covid-19; chăm sóc và điều trị người bệnh; bảo vệ người thuộc nhóm nguy cơ khi người sống chung, người cùng gia đình bị mắc Covid-19; hỗ trợ chăm sóc thể chất và tâm lý xã hội.
Bộ cũng đề nghị địa phương bố trí ngân sách, huy động các Ban, ngành, đoàn thể, tổ chức chính trị, chính trị xã hội tham gia triển khai thực hiện và kiểm tra, giám sát việc thực hiện hướng dẫn.
Cụ thể:
Người thuộc nhóm nguy cơ bao gồm:
– Người có bệnh nền có nguy cơ cao.
– Người trên 50 t.uổi.
– Phụ nữ có thai.
– Người người chưa tiêm đủ vaccine phòng Covid-19 ở người trên 18 t.uổi.
Các xã, phường, thị trấn thực hiện quản lý nhóm nguy cơ cao trên địa bàn như lập danh sách, xác định các yếu tố bệnh nền, sức khỏe chung, theo dõi sức khỏe…
Về việc tiêm vaccine, các địa phương cần rà soát người thuộc nhóm nguy cơ, tổ chức tiêm vaccine phòng Covid-19 đảm bảo không bỏ sót người thuộc nhóm nguy cơ, tổ chức tiêm lưu động đến tiêm tại nhà cho những người không di chuyển được. Đồng thời, chú ý tiêm mũi bổ sung, nhắc lại cho người đã tiêm đủ liều. Ngoài ra, cũng cần tiêm vaccine đầy đủ cho người sống chung, người cùng gia đình.
Về việc xét nghiệm, các xã, phường, thị trấn trên cơ sở đ.ánh giá cấp độ dịch của từng địa bàn thực hiện xét nghiệm SARS-CoV-2 cho người thuộc nhóm nguy cơ và người sống chung, người cùng gia đình. Trong đó, chủ động xét nghiệm các trường hợp có một trong các biểu hiện triệu chứng sốt, ho, mệt mỏi, đau họng, mất vị giác và khứu giác, khó thở… Tần suất xét nghiệm thực hiện trên cơ sở cấp độ dịch để đảm bảo việc tầm soát, phát hiện sớm và điều trị kịp thời.
Bên cạnh đó, khuyến khích, hướng dẫn người dân thuộc nhóm nguy cơ tự làm xét nghiệm nhanh, khai báo kết quả cho trạm Y tế xã, phường, thị trấn để được hướng dẫn theo dõi, điều trị kịp thời, đúng quy định.