Phân biệt dị ứng, cảm lạnh và Covid-19

Cả ba căn bệnh đều dẫn tới biểu hiện chung như chảy nước mũi, nghẹt mũi, ho nhưng cũng có một số dấu hiệu riêng.

June Yoon, diễn viên lồng tiếng ở California (Mỹ), bị dị ứng theo mùa. Vì vậy, khi bị nghẹt mũi, anh đã nhanh chóng dùng thuốc xịt mũi, thuốc kháng histamine và uống nhiều cà phê.

Nhưng Yoon vẫn băn khoăn: Anh bị các triệu chứng của dị ứng hay Covid-19? Anh muốn đảm bảo sự an toàn cho 2 con nhỏ và người vợ làm giáo viên.

“Tôi chắc chắn 99,9% mình không nhiễm Covid-19, nhưng vẫn còn 0,01%. Tôi đã ngủ trên ghế sofa để tránh nguy cơ cho vợ”, Yoon kể.

Dù xét nghiệm nhanh có kết quả âm tính, Yoon cẩn thận làm thêm xét nghiệm PCR và nhận được thông báo, anh không mắc Covid-19.

Yoon không đơn độc. Nhiều người có chung nỗi lo lắng giống anh, đặc biệt trong thời tiết lạnh giá hay dịp chuyển mùa dễ dẫn tới cảm lạnh và dị ứng.

phan biet di ung cam lanh va covid 19 ff4 6339915

Ảnh minh họa

Sự chồng chéo

Việc phân biệt giữa dị ứng, cảm lạnh và Covid-19 có thể khó khăn vì cả ba có khá nhiều triệu chứng chung.

Melanie Carver, Tổ chức Hen suyễn và Dị ứng của Mỹ, nói: “Triệu chứng trùng lặp của 3 tình trạng trên là chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi”.

Ngoài ra, đau họng cũng thường xảy ra với cảm lạnh, Covid-19 và cả dị ứng do chảy dịch mũi sau. Ho nhiều khả năng xuất hiện ở người mắc Covid-19 hoặc cảm lạnh.

Ngay cả mệt mỏi, thường liên quan đến Covid-19, cũng ảnh hưởng đến người bị cảm lạnh hoặc dị ứng – đặc biệt nếu bạn bị nghẹt mũi vào ban đêm.

Dị ứng

Ngứa mắt và mũi là các triệu chứng hay gặp của dị ứng theo mùa, nhưng hiếm khi gặp khi ở cảm lạnh hoặc Covid-19. Nguy cơ bị dị ứng cao hơn khi bạn từng mắc bệnh trong quá khứ.

Dị ứng theo mùa có xu hướng xảy ra vào cùng một thời điểm hằng năm và bắt đầu đột ngột, trong khi các triệu chứng cảm lạnh xuất hiện dần dần.

Cảm lạnh

Khi bị cảm, mọi người có xu hướng sốt nhẹ. Bệnh nhân có thể bị ớn lạnh hoặc đau nhức cơ thể, tình trạng không gặp ở dị ứng. Thông thường, cảm lạnh chỉ kéo dài vài ngày, trong khi thời gian bị dị ứng lâu hơn.

Cảm lạnh nói chung không có bất kỳ dấu hiệu nổi bật nào. Người bệnh hiếm khi bị nôn mửa, buồn nôn, tiêu chảy hoặc đau đầu – những triệu chứng đặc trưng của Covid-19. Cảm lạnh cũng không liên quan đến ngứa ngáy – dấu hiệu cổ điển của dị ứng theo mùa.

Một số triệu chứng của cảm lạnh gây nhầm lẫn với Covid-19 như ho, đau họng và chảy nước mũi. Khi đó, điều tốt nhất nên làm là đi xét nghiệm SARS-CoV-2.

Covid-19

Con người trải qua 2 năm chung sống với Covid-19 và các chuyên gia hiện đã quá quen thuộc với các triệu chứng của virus SARS-CoV-2.

Đột ngột mất khứu giác hoặc vị giác – nhất là khi bạn không sổ mũi hoặc nghẹt mũi – là dấu hiệu cổ điển của Covid-19. Người bệnh cũng có nguy cơ sốt dai dẳng, trong khi dị ứng không bao giờ gồm sốt. Sốt do cảm lạnh có xu hướng chỉ tồn tại trong thời gian ngắn.

Trừ khi bạn bị hen suyễn, khó thở cũng là một triệu chứng phân biệt Covid-19 với dị ứng và cảm lạnh.

Nếu bạn cảm thấy khó chịu và biết rằng bạn đã tiếp xúc với một người nhiễm Covid-19, đó là một dấu hiệu cảnh báo. Bạn nên đi kiểm tra để bản thân yên tâm và bảo vệ những người xung quanh.

Bị cảm lạnh và cúm, khi nào cần đến khám bác sĩ?

Nhiều người không cần đến khám bác sĩ khi bị cảm lạnh, thậm chí là cúm.

Trong hầu hết các trường hợp, người bệnh chỉ cần ở nhà, nghỉ ngơi, uống nhiều nước và thuốc không kê đơn là sẽ khỏi. Nhưng một số khác thì không.

Có một số dấu hiệu mà người bị cảm lạnh và cúm cần phải đến khám bác sĩ, thậm chí là cấp cứu ở bệnh viện, theo chuyên trang sức khỏe Verywell Health (Mỹ).

bi cam lanh va cum khi nao can den kham bac si a26 6283524

Nếu con sốt do cảm và cúm đột ngột tái phát hoặc sốt cao hơn thì cần phải đi khám bác sĩ. Ảnh SHUTTERSTOCK

Nhận biết sớm các dấu hiệu đó có thể giúp tránh nguy cơ mắc biến chứng nghiêm trọng. Điều này đặc biệt đúng với những nhóm có nguy cơ cao như trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai, người trên 65 t.uổi hay mắc một số bệnh như hen suyễn, tim mạch, đột quỵ hay tiểu đường.

Khi thấy các dấu hiệu sau, người bị cảm lạnh và cúm cần phải đến gặp bác sĩ ngay.

Sốt tái phát

Uống thuốc có thể giúp hạ sốt nhanh chóng ở người bị cảm và cúm. Tuy nhiên, nếu cơn sốt đột ngột tái phát hoặc sốt cao hơn thì đó là dấu hiệu cần phải đi khám.

Tuy nhiên, với trẻ con, bất kỳ khi nào trẻ sốt từ 40 độ trở lên thì phải lập tức đưa đến bác sĩ ngay. Trong khi đó, trẻ nhỏ dưới 12 tuần t.uổi nếu bị sốt thì cần phải được bác sĩ kiểm tra dù là sốt bao nhiêu độ.

Nghẹt mũi nghiêm trọng

Nghẹt mũi không phải là triệu chứng đáng lo ngại khi bị cảm lạnh và cúm. Thế nhưng, nếu nghẹt mũi nghiêm trọng và kéo dài thì cần phải đến bác sĩ kiểm tra.

Ở cả người lớn và trẻ nhỏ, ngay cả cơn cảm lạnh nhẹ nếu không trị hết cũng có thể dẫn đến n.hiễm t.rùng thứ phát như viêm xoang, viêm phế quản cấp tính hay viêm phổi.

Với cảm lạnh, hầu hết các triệu chứng sẽ khỏi sau 7 đến 10 ngày. Nếu sau khoảng thời gian này mà các triệu chứng vẫn còn thì đó là dấu hiệu đáng ngại, nhất là ở t.rẻ e.m.

Ngoài ra, nếu nghẹt mũi kèm theo một trong các dấu hiệu sau như sốt trên 40 độ, khó thở, ho ra có m.áu hoặc tái phát triệu chứng thì cũng cần đến gặp bác sĩ.

bi cam lanh va cum khi nao can den kham bac si 2f6 6283524

Người bệnh cảm và cúm cần đi khám ngay nếu ho kèm theo đau ngực, sốt trên 40 độ C hay da tái nhợt. Ảnh SHUTTERSTOCK

Ho ra đờm có m.áu

Nếu ho dai dẳng hoặc ngày càng nặng, gây khó thở, họ ra đờm nhiều bất thường thì người bị cảm lạnh và cúm cần phải chú ý.

Ở t.rẻ e.m, cần phải đi khám ngay nếu ho kèm theo các triệu chứng như đau ngực, ho thuyên giảm sau đó tái phát hoặc ngày càng nặng, sốt trên 40 độ C, môi, móng tay và da tái nhợt, đờm có m.áu.

Với người lớn, ngoài các triệu chứng của t.rẻ e.m thì tay chân yếu sức nghiêm trọng, chóng mặt kéo dài hoặc mê sảng thì cần phải đi khám ngay, theo Verywell Health.

Triệu chứng của cảm lạnh và Omicron có khác nhau?

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *