Vắc xin Pfizer ngăn ngừa 35% nguy cơ nhập viện 6 tháng sau liều thứ 2. Con số này tăng lên 90% sau 3 liều.
Tác dụng của 2 liều vắc xin
Khả năng bảo vệ của 2 liều vắc xin chống lại Omicron bị giảm vì hai lý do.
Đầu tiên, các kháng thể được tạo ra từ việc tiêm chủng sẽ suy yếu dần theo thời gian. Hiện có nhiều quốc gia đã triển khai tiêm vắc xin được hơn một năm. Bởi vậy, nhiều người tiêm mũi thứ hai cách đây hơn 6 tháng.
Nếu chưa tiêm tăng cường, lượng kháng thể của họ sẽ giảm đáng kể.
Lý do thứ hai là Omicron có thể thoát khỏi khả năng miễn dịch do vắc xin tạo ra. Protein gai của Omicron (yếu tố giúp virus xâm nhập vào tế bào con người) khác biệt đáng kể với các biến thể khác. Trong khi đó, vắc xin được sáng chế dựa trên những phiên bản trước đây của virus SARS-CoV-2.
Bằng chứng mới ghi nhận 2 liều vắc xin Covid-19 chỉ cung cấp mức bảo vệ dưới 10% chống lại nhiễm Omicron sau 5-6 tháng.
Tuy nhiên, khả năng ngăn ngừa bệnh nặng của vắc xin vẫn còn. Pfizer cung cấp khả năng bảo vệ khoảng 35% trước nguy cơ nhập viện 6 tháng sau liều thứ hai.
Tác dụng của vắc xin ngăn ngừa Covid-19 có triệu chứng và nhập viện
Tác dụng của 3 liều vắc xin
Bằng chứng cho thấy, khả năng bảo vệ khỏi nhiễm Omicron có triệu chứng phục hồi đến 60-75% từ 2 đến 4 tuần sau khi tiêm liều tăng cường Pfizer hoặc Moderna.
Tuy nhiên, khả năng bảo vệ ở liều thứ 3 cũng giảm dần, còn 30-40% chống lại nhiễm Omicron sau 15 tuần. Vì vậy, tình trạng nhiễm đột phá sẽ vẫn phổ biến.
Tác dụng ngăn ngừa nhập viện còn khá cao, tăng khoảng 90% sau một liều tăng cường Pfizer và giảm xuống 75% sau 10-14 tuần.
Pfizer và Moderna đang phát triển vắc xin phù hợp với Omicron, sẽ tạo ra khả năng miễn dịch tốt hơn chống lại biến thể này.
Có cần liều mới 3 tháng một lần?
Israel đang triển khai liều Pfizer thứ 4 cho một số nhóm có nguy cơ cao.
Một số người sẽ lo ngại xu hướng này dẫn tới mọi người cần tiêm liều mới liên tục. Tuy nhiên, Phó giáo sư Nathan Bartlett, Trường Khoa học Y sinh và Dược, Đại học Newcastle, không nghĩ như vậy.
“Chúng ta không thể tiêm tăng cường vài tháng một lần vì khả năng miễn dịch đang suy yếu. Chúng tôi vẫn đang tìm hiểu về cách tạo ra khả năng miễn dịch bảo vệ tốt nhất”, Phó giáo sư Bartlett nói.
Ngoài ra, cũng có câu hỏi về đạo đức khi triển khai nhiều đợt tiêm tăng cường ở các quốc gia giàu có khi ở một số nơi trên thế giới vẫn còn người chưa tiêm đủ hai liều đầu tiên.
Nhưng những loại vắc xin tốt hơn sắp ra mắt. Vắc xin Covid-19 sẽ nhắm mục tiêu vào các khu vực virus không dễ dàng đột biến dẫn tới đạt hiệu quả trên các biến thể khác nhau.
Trong tương lai, chúng ta có thể tiêm ngừa Covid-19 hằng năm kết hợp với vắc xin cúm. Các phương pháp điều trị cũng sẽ cải thiện, vì vậy người mắc có thể giảm thiểu các triệu chứng.
Những bước tiến này sẽ làm giảm tác động của virus đối với con người. Cuối cùng Covid-19 sẽ lây truyền ở mức có thể dự đoán được, trở thành bệnh đặc hữu.
Khả năng miễn dịch hiện có của bạn sẽ được tăng cường với bệnh nhiễm theo năm hoặc lâu hơn, hầu như không có triệu chứng hoặc các triệu chứng giống như cảm lạnh.
Tuy nhiên, đối với những người dễ bị tổn thương hơn, như người già, người bị suy giảm miễn dịch, mắc các bệnh mạn tính, vắc xin kém hiệu quả hơn và virus vẫn có thể gây bệnh nặng, t.ử v.ong, tương tự như bệnh cúm.
Người nhiễm Covid-19 đột phá sau khi đã tiêm chủng có dễ lây bệnh không?
Khi Covid-19 tiếp tục phát sinh, tỷ lệ nhiễm Covid-19 đột phá sau khi đã tiêm chủng ngày càng tăng.
Mới đây, Đại học Oxford (Anh) đã điều tra sự lây truyền Covid-19 ở người nhiễm Covid-19 sau khi đã tiêm chủng này – gọi là nhiễm Covid-19 đột phá.
Các nhà nghiên cứu đã quan sát những người tham gia từ 18 t.uổi trở lên nhiễm Covid-19 đột phá – không có triệu chứng hoặc có triệu chứng, trong khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 7.2021
Người nhiễm Covid-19 sau khi đã tiêm vắc xin Pfizer ít lây bệnh cho người khác hơn. Ảnh SHUTTERSTOCK
Tổng cộng, các nhà khoa học đã thu thập dữ liệu từ khoảng 375.000 người nhiễm Covid đột phá và 661.000 người tiếp xúc với những người bệnh này.
Trong số này, 173.000 người tiếp xúc đã làm xét nghiệm PCR.
Trong số những người đã xét nghiệm Covid-19 này, có 37% có kết quả dương tính, độ t.uổi trung bình là 34, tiếp xúc chủ yếu ở nhà – chiếm 66%, một số tiếp xúc tại các sự kiện, chuyến thăm và nơi làm việc, trường học.
Người nhiễm Covid-19 sau khi đã tiêm chủng ít lây bệnh cho người khác hơn
Kết quả cho thấy, người nhiễm Covid-19 sau khi đã tiêm vắc xin Pfizer ít lây bệnh cho người khác hơn, tiêm càng nhiều mũi vắc xin (2 hoặc 3) thì khả năng lây truyền bệnh càng thấp, theo tạp chí y khoa News Medical.
Tương tự, với người nhiễm Covid-19 sau khi đã tiêm vắc xin AstraZeneca, không có sự khác biệt đáng kể.
Cả hai loại vắc xin đều cho thấy tỷ lệ giảm lây truyền bệnh tương đương nhau ở người nhiễm Covid-19 đột phá.
Mũi 3 vắc xin Covid-19 giúp tăng bảo vệ trước biến thể Omicron lên 75%
Người chưa tiêm chủng dễ bị lây Covid-19 nhất
Kết quả cũng cho thấy, những người tiếp xúc – nếu chưa tiêm chủng dễ bị lây bệnh nhất, và những người tiếp xúc đã tiêm đầy đủ vắc xin Pfizer ít bị lây bệnh hơn một chút so với người tiêm AstraZeneca, theo tạp chí y khoa News Medical.
Cho dù người tiếp xúc đã tiêm chủng hay chưa, thì cứ mỗi 2 tuần sau khi tiêm mũi 2, tỷ lệ lây truyền bệnh cho người khác tăng 1.08 lần đối với F0 đã tiêm vắc xin AstraZeneca, và 1.13 đối với F0 đã tiêm vắc xin Pfizer.
Người nhiễm Covid-19 sau khi đã tiêm chủng ít lây bệnh cho người khác hơn. Ảnh SHUTTERSTOCK
Mặc dù khả năng chống lại lây truyền của vắc xin Pfizer giảm nhanh hơn so với AstraZeneca, nó vẫn ngăn ngừa lây truyền bệnh cho người khác tốt hơn trong 14 tuần đầu tiên.
Các nhà khoa học đã phát hiện khả năng lây bệnh cho người trong nhà là cao nhất, người lớn t.uổi có khả năng lây bệnh cho người khác cao hơn nhiều so với người trẻ.
Những người tiếp xúc cũng dễ bị lây Covid-19 nếu họ khác giới với F0, và nam giới cũng dễ bị lây bệnh hơn phụ nữ trong trường hợp lây bên ngoài gia đình.
F0 không triệu chứng ít lây bệnh cho người khác hơn
F0 không triệu chứng ít lây bệnh cho người khác hơn, so với F0 có triệu chứng. Nhiều người tiếp xúc sống ở những khu vực thiếu thốn hơn hoặc những vùng có tỷ lệ Covid-19 cao hơn cũng dễ bị lây bệnh hơn, theo tạp chí y khoa News Medical.