Thiếu ngủ thường không trực tiếp nhưng có thể gián tiếp gây c.hết người. Tình trạng này kéo dài sẽ làm tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh nguy hiểm.
Ngoài ra, người thiếu ngủ sẽ khó tỉnh táo và dễ gặp tai nạn khi lái xe, làm việc.
Sức khỏe sẽ bị ảnh hưởng dù chỉ mới thiếu ngủ một đêm. Ngủ không đủ giấc sẽ gây ra các vấn đề như nhức đầu, mệt mỏi, cáu gắt, khó tập trung, phản ứng chậm cả về thể chất và tinh thần, theo Healthline.
Thiếu ngủ sẽ khiến dễ mắc sai sót khi làm việc, thậm chí xảy ra tai nạn lao động. Ảnh SHUTTERSTOCK
Vài ngày liên tục không ngủ hay chỉ ngủ được vài giờ mỗi ngày thì có thể xuất hiện các triệu chứng nặng của như ảo giác và rối loạn tâm thần. Một người mất ngủ nghiêm trọng như vậy sẽ không c.hết nhưng rất khó tỉnh táo. Họ có thể đột ngột chìm vào giấc ngủ bất kỳ lúc nào hay đang làm bất kỳ điều gì.
Thiếu ngủ có thể gián tiếp gây t.ử v.ong qua những cách sau:
Tai nạn giao thông
Nhiều bằng chứng khoa học cho thấy thiếu ngủ làm tăng nguy cơ bị tai nạn giao thông. Thiếu ngủ không chỉ khiến người điều khiển dễ bị ngủ gật khi đang lưu thông mà còn làm giảm khả năng tập trung.
Đặc biệt, những người thiếu ngủ sẽ có nguy cơ cao gặp tai nạn khi điều khiển xe vào ban đêm.
Tai nạn lao động
Thiếu ngủ sẽ dễ làm phát sinh sai sót, thậm chí là tai nạn lao động khi đang làm việc. Tình trạng này dễ xảy ra hơn ở những người phải làm việc ca đêm. Họ thường ngủ ít hơn và nhịp sinh học tự nhiên bị đảo lộn.
Bệnh tim mạch
Thiếu ngủ có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến tim mạch, trong đó có cả đau tim. Các nghiên cứu cho thấy nếu bạn ngủ dưới 5 tiếng/đêm thì nguy cơ đau tim sẽ cao gấp 2 đến 3 lần bình thường.
Ngoài ra, thiếu ngủ sẽ khiến cơ thể dễ bị viêm nhiễm. Hiện tượng này kéo dài có thể làm hỏng niêm mạc mạch m.áu, dẫn đến xơ vừa động mạch, đột quỵ và đau tim.
Tiểu đường
Thiếu ngủ cũng làm rối loạn quá trình trao đổi chất của cơ thể, gây biến động nồng độ đường glucose trong m.áu. Tình trạng này kéo dài sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường hoặc khiến bệnh tiến triển nặng hơn.
Để đảm bảo sức khỏe, một người trưởng thành cần ngủ từ 7 đến 9 tiếng/ngày. Giấc ngủ quan trọng vì không chỉ cho phép cơ thể nghỉ ngơi mà còn giúp loại bỏ độc tố, phục hồi các tổn thương để duy trì hoạt động lành mạnh, theo Healthline.
Nếu bạn muốn bảo vệ trái tim, hãy đi ngủ giờ này!
Đối với nhiều người, hễ khi nào cảm thấy buồn ngủ thì đi ngủ. Nhưng các nhà nghiên cứu cho biết thực sự có giờ đi ngủ lý tưởng tốt cho sức khỏe tim mạch nhất, theo Healthline.
Theo một nghiên cứu mới từ Anh, nếu bạn muốn bảo vệ trái tim của mình, hãy đi ngủ từ 22 – 23 giờ.
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng thời điểm tối ưu để đi ngủ là vào một giờ nhất định trong chu kỳ 24 giờ của cơ thể và lệch khỏi giờ này có thể gây hại cho sức khỏe, tác giả nghiên cứu, tiến sĩ David Plans, giảng viên cao cấp về khoa học thần kinh tại Đại học Exeter (Anh), cho biết.
Nếu bạn muốn bảo vệ trái tim, hãy đi ngủ từ 22 – 23 giờ. Ảnh SHUTTERSTOCK
Nghiên cứu bao gồm hơn 88.000 người từ 43 đến 79 t.uổi, được theo dõi trong khoảng thời gian hơn 5 năm để chẩn đoán bệnh tim mạch, như đau tim, suy tim, thiếu m.áu cơ tim mạn tính, đột quỵ và cơn thiếu m.áu não thoáng qua.
Với 3% đã phát triển bệnh tim mạch.
Kết quả đã cho thấy, tỷ lệ mắc bệnh cao nhất ở những người đi ngủ vào lúc nửa đêm hoặc muộn hơn, và thấp nhất ở những người đi ngủ từ 22 – 23 giờ đêm.
So với người đi ngủ trong giờ vàng từ 22 – 23 giờ: Người đi ngủ từ 24 giờ trở đi có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao hơn 25%; Người đi ngủ từ 23 – 24 giờ có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao hơn 12%; Và điều nghịch lý là người đi ngủ trước 22 giờ có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao hơn 24%. Các nhà nghiên cứu nhận thấy tác động này cao ở phụ nữ.
Tiến sĩ Plans cho biết: Có thể có sự khác biệt trong phản ứng của hệ thống nội tiết giữa phụ nữ và nam giới đối với sự gián đoạn trong nhịp sinh học. Ngoài ra, phụ nữ sau mãn kinh có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao hơn.
Giờ ngủ có hại nhất là sau nửa đêm, có thể là vì nó có thể kéo dài đến quá buổi sáng, từ đó có thể làm xáo trộn đồng hồ sinh học của cơ thể.
Nhịp sinh học giúp điều chỉnh hoạt động thể chất và tinh thần, tiến sĩ Plans giải thích. Đi ngủ sớm hoặc muộn có nhiều khả năng làm rối loạn nhịp sinh học của cơ thể và gây ra những hậu quả bất lợi cho sức khỏe tim mạch.
Đi ngủ quá sớm hoặc quá muộn đều có hại cho tim mạch. Ảnh SHUTTERSTOCK
Tiến sĩ Thomas Kilkenny, giám đốc y học về giấc ngủ tại Bệnh viện Đại học Staten Island (Mỹ), cho biết các nghiên cứu đã chỉ ra rằng ngủ kém vì bất kỳ lý do gì sẽ rút ngắn t.uổi thọ, theo Healthline.
Nghiên cứu này thậm chí còn tiến thêm một bước – chỉ ra rằng giờ đi ngủ cũng có thể góp phần thúc đẩy sức khỏe tim mạch tốt và đi ngủ quá sớm hoặc quá muộn đều có hại cho tim mạch.
Giờ ngủ quan trọng hơn thời lượng giấc ngủ
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng thiếu ngủ là một yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh tim mạch.
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC), những người ngủ ít hơn 7 giờ mỗi đêm có nguy cơ cao hơn.
Ngày càng có nhiều bằng chứng chỉ ra rằng, bên cạnh chất lượng giấc ngủ, thì giờ ngủ cũng góp phần quan trọng vào sức khỏe tim mạch, tiến sĩ Harly Greenberg, trưởng bộ phận y học giấc ngủ tại hệ thống y tế Northwell Health (Mỹ), cho biết.
Quan trọng là các tác động xấu đến sức khỏe có thể xảy ra khi lịch trình ngủ thường xuyên lệch với nhịp sinh học, ông cho biết.
Tuy nhiên, tiến sĩ Greenburg lưu ý rằng giờ đi ngủ lý tưởng từ 22 – 23 giờ có thể không áp dụng cho tất cả mọi người. Mà giờ ngủ tối ưu theo chu kỳ sinh học có thể khác ở một số người, đặc biệt là những người có thói quen thức khuya hoặc dậy sớm.