BSCKII. Nguyễn Minh Tiến, Phó Giám đốc BV Nhi đồng TP.HCM lưu ý, biến thể Omicron có tốc độ lây lan nhanh, nhất là với t.rẻ e.m chưa được tiêm chủng.
Để bảo vệ t.rẻ e.m trước các biến thể mới của SARS-CoV-2 thì không gì tốt hơn việc trẻ được tiêm chủng.
“Tôi sẽ đăng ký cho các con đi tiêm ngay khi có thông báo”
Ngay sau khi Bộ Y tế thông tin sẽ triển khai tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ từ 5 đến dưới 12 t.uổi khoảng từ tuần thứ 2 của tháng 4/2022 khi các thủ tục kiểm định và chứng nhận xuất xưởng của vaccine hoàn tất, nhiều phụ huynh tỏ ra vui mừng và mong sớm được đưa con em mình đi tiêm chủng để phòng ngừa các biến chứng của bệnh khi chẳng may bị nhiễm COVID-19.
“Cuộc sống giờ đã trở lại bình thường nên tôi mong con mình sớm được tiêm vaccine để đi học và đi du lịch được an toàn. Khi con đã tiêm vaccine mà chẳng may nhiễm COVID-19 thì sẽ nhẹ nhàng hơn và giảm thiểu rủi ro. Bây giờ tôi mong sao sớm có vaccine để các cháu được tiêm đầy đủ”, chị Thúy Hằng (ở Phủ Lý, Hà Nam) chia sẻ.
Với lứa t.uổi mầm non và tiểu học trên địa bàn Hà Nội đã phải nghỉ học ở nhà hoặc học trực tuyến suốt gần 1 năm qua thì thông tin sắp có vaccine cho lứa t.uổi này khiến nhiều phụ huynh mong chờ.
Anh Nguyễn Phú Thanh (quận Thanh Xuân, Hà Nội) có hai con, một cháu học lớp 2, một cháu học lớp 5 phấn khởi cho biết: “Mặc dù thời gian năm học không còn nhiều nhưng gia đình mong rằng sau khi tiêm vaccine, các con sẽ được đến trường để được học tập trực tiếp và tham gia các hoạt động giao lưu với bạn bè, giảm áp lực tâm lý khi phải ở nhà trong thời gian quá dài. Mong rằng các con lứa t.uổi mẫu giáo và tiểu học sẽ được bán trú ở trường như những ngày tháng bình thường trước đây. Tôi sẽ đăng ký cho các con đi tiêm ngay khi có thông báo”.
Việc tiêm vaccine sớm không chỉ giúp bảo vệ trẻ mà còn có thể giúp bảo vệ các thành viên trong gia đình, bao gồm cả người không đủ điều kiện tiêm chủng hoặc có thể chuyển nặng nếu bị mắc bệnh. Ảnh minh họa
Bên cạnh những bậc phụ huynh có con trong độ t.uổi dưới 12 mong muốn nhóm trẻ này được tiêm vaccine phòng COVID-19 sớm nhất có thể để phòng ngừa các biến chứng của bệnh khi chẳng may bị nhiễm COVID-19 thì vẫn còn không ít phụ huynh băn khoăn và lo ngại việc tiêm vaccine sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe về sau cho trẻ.
Không gì tốt hơn việc trẻ được tiêm chủng…
Để giúp phụ huynh bớt lo lắng và sẵn sàng đưa trẻ đi tiêm, BSCKII. Nguyễn Minh Tiến, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi đồng TP. Hồ Chí Minh lưu ý tới các bậc phụ huynh, biến thể Omicron có tốc độ lây lan nhanh, nhất là ở đối với t.rẻ e.m chưa được tiêm chủng.
Các nghiên cứu và thực tế cho thấy, bên cạnh những tác dụng phụ thì tác dụng của vaccine trong phòng ngừa chung cho cộng đồng và tránh nguy cơ bệnh trở nặng đã được chứng minh.
BSCKII. Nguyễn Minh Tiến khuyên các bậc phụ huynh nên đưa con em mình đi tiêm chủng vì các lý do sau đây:
– Khi tiêm, trẻ sẽ được miễn dịch, do đó sẽ ít có khả năng bị mắc.
– Mặc dù số trẻ mắc tăng, số ca nặng không nhiều nhưng điều đó có nghĩa là không có ca nặng. Bằng chứng là tại BV Nhi đồng TP. HCM vừa qua có một số trường hợp trẻ chưa được tiêm vaccine mắc COVID-19 rất nặng dù trẻ có cơ địa bình thường. Do đó, phụ huynh nên đưa con đi tiêm chủng để nếu có mắc thì sẽ tránh cho bệnh trở nặng.
– Nếu con không tiêm mà nhỡ có mắc COVID-19 thì hội chứng hậu COVID-19 cũng có thể xảy ra. Theo nghiên cứu từ Anh, Mỹ và một số nước châu Âu, tỷ lệ này chiếm khoảng từ 6-15%. Trẻ sẽ có các biểu hiện về hội chứng hậu COVID-19 như: giảm trí nhớ, hay quên, rối loạn giấc ngủ, trầm cảm… Vì vậy, khi được tiêm phòng, các hội chứng này sẽ ít xảy ra.
Ngoài ra cũng cần lưu ý có hội chứng viêm đa hệ thống ở t.rẻ e.m hay gặp. Hội chứng này rất nặng và phải nhập viện điều trị luôn. Do đó, phụ huynh nên đưa trẻ đi tiêm vaccine sớm nhất khi có thông báo.
Bộ Y tế đã đ.ánh giá, việc tiêm vaccine sớm không chỉ giúp bảo vệ trẻ mà còn có thể giúp bảo vệ các thành viên trong gia đình, bao gồm cả người không đủ điều kiện tiêm chủng hoặc có thể chuyển nặng nếu bị mắc bệnh.
Loại vaccine COVID-19 tiêm cho t.rẻ e.m ở nước ta đã được tham khảo kinh nghiệm quốc tế, khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới về độ an toàn và tính sinh miễn dịch tốt và sử dụng tiêm cho t.rẻ e.m ở nhiều quốc gia khác nhau.
Chưa kể, vaccine muốn lưu hành phải trải qua các quy trình kiểm soát chất lượng rất nghiêm ngặt. Vaccine tiêm cho trẻ là vaccine của Pfizer-BioNTech và Moderna đã được Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ phê duyệt sử dụng, chứng minh tính an toàn của vaccine này trên t.rẻ e.m không khác biệt với người lớn.
Theo BS. Tiến, để bảo vệ t.rẻ e.m trước các biến thể mới của virus SARS-CoV-2 thì không gì tốt hơn việc trẻ được tiêm chủng.
Các nghiên cứu trên thế giới cho thấy tác dụng phụ sau tiêm vaccine rất ít. Phụ huynh chỉ cần theo dõi một số phản ứng trẻ thường gặp sau tiêm như: sưng đau tại chỗ tiêm, mệt mỏi, đau cơ, đau khớp, sốt nhẹ… Tuy nhiên, tỷ lệ này không nhiều, thậm chí còn thấp hơn tỷ lệ tiêm phòng cúm thông thường. Ngoài ra, theo nghiên cứu, tỷ lệ viêm cơ tim không thấy xuất hiện ở lứa t.uổi từ 5-11 t.uổi.
Với nhóm trẻ có bệnh nền, BS. Tiến lưu ý, chủ trương của ngành y tế là cho các cháu tiêm tại cơ sở y tế. Do đó, khâu khai báo thông tin về t.iền sử bệnh của con em mình cho nhà trường và các cơ sở y tế phải rõ ràng để cháu nào có bệnh lý nền, bệnh mạn tính sẽ được tiêm tại bệnh viện.
“Thực tế tại Mỹ, châu Âu đã triển khai tiêm vaccine cho trẻ từ 5 đến dưới 12 t.uổi và kết quả cho thấy đều an toàn, hiệu quả. Do đó, các bậc phụ huynh không quá lo lắng và đừng ngần ngại kẻo bỏ lỡ cơ hội tiêm phòng cho trẻ”, BS. Tiến cho biết.
Điều cha mẹ cần đặc biệt lưu ý khi con tiêm vaccine phòng Covid-19
Sau tiêm vaccine Covid-19, trẻ sẽ được theo dõi tại điểm tiêm 30 phút, tiếp tục theo dõi 28 ngày sau. Đặc biệt, trong 3 ngày đầu cha mẹ cần theo dõi con sát, trẻ tránh chạy nhảy, thể thao quá mức.
Từ tháng 11, Việt Nam sẽ triển khai tiêm vaccine phòng Covid-19 của Pfizer cho trẻ từ 12 đến dưới 18 t.uổi. Theo đó, sẽ ưu tiên tiêm trước tại vùng đang có dịch, bị giãn cách xã hội thời gian dài, đạt tỷ lệ bao phủ vaccine cho người lớn… Vaccine sẽ tiêm trước cho trẻ 16-17 t.uổi, sau đó hạ dần độ t.uổi.
PGS.TS Dương Thị Hồng, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cho biết phản ứng sau tiêm vaccine ở trẻ 12-17 t.uổi hoàn toàn tương tự như người lớn. Sau tiêm, trẻ sẽ được theo dõi tại điểm tiêm 30 phút, tiếp tục theo dõi 28 ngày sau tiêm đặc biệt là trong vòng 7 ngày đầu. Lưu ý, trong vòng 3 ngày đầu sau tiêm luôn có người hỗ trợ 24/24 (bố mẹ, người giám hộ…). Đồng thời, trẻ cần tránh vận động mạnh.
PGS.TS Dương Thị Hồng, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương (Ảnh: Trần Minh).
Hiện nay, trên thế giới có 36 quốc gia triển khai việc tiêm vaccine cho t.rẻ e.m là loại vaccine tương tự như loại Việt Nam cho phép sử dụng. Trong đó có 19 nước ở châu Âu như Anh, Pháp, Ý, Đan Mạch, Phần Lan, Thụy Sĩ, Thụy Điển, Ba Lan… ; 6 quốc gia ở châu Mỹ như Hoa Kỳ, Canada, Brazil… Đối với khu vực châu Á, các nước như Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản, Philippines, Australia, New Zealand cũng đã tiến hành tiêm vaccine cho trẻ.
“Vaccine tiêm cho trẻ ở nước ta là vaccine đã được Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo, được sử dụng tiêm ở nhiều quốc gia khác nhau. Do đó, các bậc phụ huynh yên tâm đưa con mình đi tiêm để phòng ngừa Covid-19”, TS Hồng nhấn mạnh.
Về phản ứng phụ sau tiêm là viêm cơ tim, TS Hồng cho biết một phản ứng rất hiếm gặp, không mong muốn cũng đã được ghi nhận ở một số nước là viêm cơ tim. Tuy nhiên, số liệu này rất hiếm gặp. Sau tiêm vaccine, cùng với việc trẻ hoạt động mạnh làm tăng thêm áp lực cho tim, biểu hiện viêm cơ tim trở nên trầm trọng hơn. Cũng vì thế, trong 3 ngày đầu sau tiêm trẻ không nên chạy nhảy, hoạt động thể thao quá mức.
“Thống kê trên thế giới cho thấy viêm cơ tim xảy ra nhiều hơn ở mũi thứ 2, ở trẻ trai nhiều hơn trẻ gái có thể gấp từ 6 đến hơn 10 lần, tùy từng nghiên cứu và ở các quốc gia khác nhau. Số liệu này chỉ là số liệu ban đầu vì hiện mới có trên 36 quốc gia sử dụng vaccine Pfizer tiêm cho trẻ, và cũng mới sử dụng vài tháng gần đây”, TS Hồng nói.
PGS.TS Trần Minh Điển, Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương cũng cho biết thêm bản thân ông chưa thấy có dữ liệu về t.ử v.ong ở trẻ do viêm cơ tim sau tiêm vaccine. Đây là điều cần lưu ý. Dù phản ứng phụ này xảy ra với tỷ lệ thấp nhưng Bộ Y tế cũng mời chuyên gia đến để tập huấn cho các địa phương để làm thế nào để nhận biết sớm nhất các dấu hiệu của viêm cơ tim, viêm ngoài màng tim.
“Chẳng hạn, cha mẹ cần chú ý khi thấy con mệt, nhịp tim nhanh…, triệu chứng muộn hơn là huyết áp thấp. Dù vậy, các gia đình không cần quá lo lắng, trong quá trình tiêm và sau tiêm theo dõi con cẩn thận”, TS Điển nhấn mạnh.
TPHCM là địa phương đầu tiên triển khai tiêm vaccine phòng Covid-19 cho trẻ (Ảnh: Hải Minh).
Về lo ngại việc tiêm vaccine gây biến đổi gen, TS Hồng cho biết vaccine sử dụng tiêm phòng cho trẻ là vaccine Pfizer và Moderna đã được phê duyệt có thành phần mRNA của virus hoàn toàn không có tương tác với ADN của người. Do đó, việc tiêm vaccine không có nguy cơ gây ra rối loạn biến đổi gen, hay ảnh hưởng về lâu dài đến sức khỏe sinh sản (rối loạn vô sinh) hay ung thư như các phụ huynh đang lo lắng.
“Cho đến nay chúng tôi chưa nhìn thấy mối liên quan giữa việc sử dụng vaccine và sức khỏe của trẻ. Tiêm vaccine là một biện pháp phòng bệnh bền vững, phòng bệnh chủ động”, TS Hồng nhấn mạnh.
Các phản ứng sau tiêm vaccine Pfizer có thể xảy ra gồm:
– Phản ứng rất phổ biến (trên 10%) như đau đầu, đau khớp, đau cơ, đau tại vị trí tiêm, mệt mỏi, ớn lạnh, sốt (tần suất cao hơn với liều thứ 2), sưng tại chỗ tiêm.
– Phản ứng phổ biến (từ 1/100 đến dưới 1/10): buồn nôn, mẩn đỏ chỗ tiêm.
– Phản ứng không phổ biến ( 1/1.000 đến
– Hiếm ( 1/10.000 đến
– Phản ứng phản vệ sau tiêm vaccine là rất hiếm gặp.
– Tai biến nặng sau tiêm như viêm cơ tim… rất hiếm gặp.