Sở Y tế TP.HCM vừa có văn bản khẩn gửi Phòng Y tế quận, huyện, Thành phố Thủ Đức, các cơ sở y tế, trung tâm kiểm nghiệm thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm TP.HCM về việc tăng cường quản lý đối với việc mua, bán, sử dụng thuốc điều trị COVID 19.
Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, nhu cầu sử dụng thuốc điều trị COVID-19 tăng cao. Để tránh việc mua, bán thuốc điều trị COVID-19 không có nguồn gốc xuất xứ, không đúng quy định về bán thuốc theo đơn, lợi dụng dịch bệnh để tăng giá bất hợp lý nhằm trục lợi, Sở Y tế TP.HCM đề nghị các đơn vị nghiêm túc thực hiện các chỉ đạo của Bộ Y tế.
Cụ thể, Sở Y tế TP.HCM giao các Phòng Y tế quận, huyện, Thành phố Thủ Đức cần tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn, phổ biến cho các phòng khám, nhà thuốc trên địa bàn và người dân về việc mua, bán, sử dụng thuốc điều trị COVID 19 đúng quy định.
Đồng thời tăng cường tập huấn cho các phòng khám, nhà thuốc trên địa bàn các quy định về kê đơn, bán thuốc theo quy định; kiểm tra giám sát việc kinh doanh các thuốc điều trị COVID-19 tại các nhà thuốc trên địa bàn.
Sở Y tế TP.HCM yêu cầu các cơ sở y tế thực hiện nghiêm các quy định về kê đơn. Ảnh: Trần Duy Khánh.
Cùng đó, kịp thời phát hiện, ngăn chặn các hành vi kinh doanh các loại thuốc giả, thuốc không rõ nguồn gốc xuất xứ, thuốc nhập lậu, thuốc có nghi ngờ về chất lượng, lợi dụng dịch bệnh để tăng giá thuốc bất hợp lý… Kiểm tra, giám sát việc tuân thủ quy chế kê đơn và bán thuốc theo đơn tại các nhà thuốc trên địa bàn.
Sở Y tế yêu cầu các cơ sở y tế thực hiện nghiêm các quy định về kê đơn.
Đối với Trung tâm kiểm nghiệm thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm TP.HCM phải tăng cường lấy mẫu để giám sát chất lượng thuốc, phát hiện thuốc không đạt chất lượng, không có nguồn gốc xuất xứ, báo cáo về Sở Y tế và Bộ Y tế (Cục Quản lý Dược).
Sở Y tế TP.HCM cũng yêu cầu Thanh tra Sở Y tế phối hợp với các cơ quan chức năng tăng cường thanh tra, kiểm tra nhằm phát hiện và ngăn chặn các hoạt động mua, bán thuốc điều trị COVID-19 không rõ nguồn gốc, xuất xứ, thuốc giả, thuốc nhập lậu, mua bán thuốc không đúng quy định về bán thuốc.
Bên cạnh đó, tăng cường thanh tra, kiểm tra việc niêm yết giá bán và bán thuốc đúng giá niêm yết; kiểm tra hành vi lợi dụng tình hình khan hiếm thuốc trên thị trường để đầu cơ, găm hàng, lợi dụng dịch bệnh để tăng giá bán thuốc điều trị COVID-19 bất hợp lý.
Riêng với các cơ sở kinh doanh dược, Sở Y tế yêu cầu các nhà thuốc trên địa bàn Thành phố có trách nhiệm hướng dẫn đầy đủ cho người dân về sử dụng thuốc theo đúng hướng dẫn. Kinh doanh các thuốc tại nhà thuốc phải có nguồn gốc hợp pháp, có hóa đơn chứng từ hợp lệ, kinh doanh đúng phạm vi được cấp phép. Bán thuốc kê đơn phải có đơn thuốc hợp lệ. Không đầu cơ tích trữ, không được tăng giá thuốc bất hợp lý…
Đặc biệt, phải tuân thủ đầy đủ các quy định về mua, bán thuốc điều trị COVID-19 và bán theo đúng giá thuốc đã niêm yết, kê khai; thực hiện đầy đủ các yêu cầu thực hành tốt bảo quản thuốc (GSP), thực hành tốt phân phối thuốc (GDP), thực hành tốt bán lẻ thuốc (GPP) theo đúng quy định của Bộ Y tế và các quy định khác trong kinh doanh dược.
Nam Phi không có kế hoạch mua thuốc điều trị COVID-19 của Merck do chi phí cao
Chính phủ Nam Phi ngày 17/2 cho biết không có kế hoạch mua thuốc điều trị COVID-19 dạng viên Molnupiravir của hãng Merck vì lý do giá cả.
Thuốc Molnupiravir do hãng dược phẩm Merck và đối tác Ridgeback Biotherapeutics của Mỹ phối hợp phát triển. Ảnh: News Emory/TTXVN
Thông báo trên được đưa ra ngay sau khi Cơ quan quản lý các sản phẩm y tế (SAHPRA) của nước này đã phê chuẩn sử dụng thuốc trên cho người từ 18 t.uổi.
Molnupiravir và thuốc Paxlovid của hãng Pfizer đã chứng tỏ hiệu quả trong các cuộc thử nghiệm lâm sàng ở bệnh nhân COVID-19 là người trưởng thành, có nguy cơ cao bệnh trở nặng. Nhiều nước trên thế giới đang đàm phán giá mua thuốc với Merck và Pfizer. Chính phủ Mỹ đang trả 700 USD cho một liệu trình điều trị bằng Molnupiravir, nhưng các nhà sản xuất thuốc generic sẽ đưa ra phiên bản rẻ t.iền hơn nhằm tạo điều kiện tiếp cận thuốc cho nước nghèo hơn.
Dù SAHPRA đã phê chuẩn sử dụng Molnupiravir và khẳng định thuốc này sẽ tạo thêm một cách điều trị mới cho bệnh nhân COVID-19, nhưng một quan chức cấp cao Bộ Y tế nước này, ông Nicholas Crisp cho biết đ.ánh giá của Ủy ban Danh sách dược phẩm chính yếu quốc gia đã cho thấy thuốc viên của Merck không hiệu quả về mặt chi phí.
Ông Crisp khẳng định: “Chúng tôi không có kế hoạch mua Molnupiravir”. Tuy nhiên, theo ông Crisp, các công ty tư nhân có thể mua bất cứ thuốc nào được SAHPRA cấp phép vì thuốc không giống như vaccine chỉ được bán cho các chính phủ.
Ông cũng cho biết thêm rằng ủy ban trên chưa đ.ánh giá hiệu quả thuốc Paxlovid của hãng dược phẩm Pfizer.