Trẻ mắc COVID-19 không triệu chứng, sớm khỏi bệnh nhưng sau đó suy đa tạng, bác sĩ cảnh báo mối nguy hậu COVID-19

Các chuyên gia cho biết, trẻ mắc Covid-19 thường ở mức độ nhẹ, không có nguy cơ diễn biến nặng, nhưng có thể gây ra các biểu hiện cấp tính nghiêm trọng và MIS-C (hội chứng viêm đa hệ thống).

Hậu Covid-19, t.rẻ e.m cũng bị di chứng nặng nề

Tại hội nghị tập huấn xử trí, chăm sóc và điều trị cho t.rẻ e.m mắc Covid-19 sáng 16/2, TS.BS Phan Hữu Phúc, Phó Trưởng khoa điều trị tích cực nội khoa, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, t.rẻ e.m nhiễm Covid-19 thường không có triệu chứng hoặc nhẹ, tỷ lệ t.ử v.ong thấp, nhưng có thể gây ra các biểu hiện cấp tính nghiêm trọng và MIS-C (hội chứng viêm đa hệ thống).

Theo bác sĩ Phúc, những yếu tố nguy cơ khiến t.rẻ e.m mắc Covid-19 diễn biến nặng, gồm: béo phì, thừa cân; trẻ đẻ non, nhẹ cân; mắc đái tháo đường, các bệnh lý gene và rối loạn chuyển hoá; các bệnh lý phổi mạn tính, hen phế quản; bệnh tim mạch (tim bẩm sinh, suy tim, tăng áp phổi, bệnh động mạch vành hoặc bệnh cơ tim, tăng huyết áp).

Hoặc trẻ mắc bệnh lý thần kinh; bệnh hồng cầu hình liềm, bệnh thalassemia, bệnh huyết học mạn tính khác; suy giảm miễn dịch bẩm sinh hoặc mắc phải ung thư, đang điều trị bằng thuốc corticoid hoặc các thuốc ức chế miễn dịch khác; ghép tạng hoặc cấy ghép tế bào gốc; bệnh gan; bệnh thận mạn tính; các bệnh hệ thống.

Trẻ mắc Covid-19 ở thể nhẹ thường không có triệu chứng hoặc chỉ ho, chảy nước mũi, đau họng; nhịp thở bình thường, SpO2 96% khi thở khí trời; X-quang phổi bình thường. Những trẻ này được chăm sóc tại nhà/ cộng đồng.

Trẻ mắc Covid-19 mức độ trung bình thường có những triệu chứng viêm phổi như thở nhanh so với t.uổi. SpO2 từ 94 – 95% (thở khí trời).

Còn trẻ mắc Covid-19 nặng thường có 1 trong các dấu hiệu như thở nhanh theo t.uổi, dấu hiệu thần kinh, SpO2 từ 90 –

Trẻ mắc Covid-19 nguy kịch có một trong các dấu hiệu sau: suy hô hấp nặng SpO2

Ngoài ra, trẻ nguy kịch cũng sẽ có dấu hiệu của hội chứng suy hô hấp cấp tiến triển (ARDS), suy tuần hoàn, suy đa cơ quan, hội chứng MIS-C có sốc/suy đa cơ quan.

Trẻ mắc Covid-19 từ mức độ trung bình trở lên cần được điều trị theo tầng tại bệnh viện.

tre mac covid 19 khong trieu chung som khoi benh nhung sau do suy da tang bac si canh bao moi nguy hau covid 19 8d2 6318629

T.rẻ e.m mắc Covid-19 được điều trị tại Khoa Nhi, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương

Cũng tại hội nghị, TS. Nguyễn Trọng Khoa, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) cho biết, tỷ lệ t.rẻ e.m mắc Covid-19 là 19,2%. Trong đó, t.uổi từ 13-17 chiếm 4,8%; 6-12 t.uổi chiếm 8%; 3-5 t.uổi là 2,8%; 0-2 t.uổi là 3,6%. Tỷ lệ t.ử v.ong t.rẻ e.m là 0,42% so với tỷ lệ chung.

Ông Khoa nhận định số t.rẻ e.m t.ử v.ong do Covid-19 rất ít, tuy nhiên phải bảo vệ nghiêm ngặt nhóm thừa cân béo phì, đang điều trị bệnh nền, mạn tính, bị suy giảm miễn dịch bởi khi nhóm này nhiễm Covid-19 thì khả năng nguy cơ t.ử v.ong cao hơn.

TS.BS Đậu Việt Hùng, Phó trưởng khoa Điều trị tích cực, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, 3 tuần trở lại đây, số trẻ nhập viện vì mắc hội chứng MIS-C có xu hướng gia tăng. Tại bệnh viện, trẻ được chẩn đoán mắc hội chứng này do trước đó đã nhiễm Covid-19, nhưng gia đình không hề biết trẻ từng mắc bệnh.

Theo bác sĩ Hùng, đối với t.rẻ e.m, hậu Covid-19 còn rất mới, các kiến thức còn chưa phổ cập hết đến các hệ thống y tế. Bệnh cảnh hậu Covid-19, đặc biệt là hội chứng MIS-C lại dễ lẫn với rất nhiều bệnh khác như hội chứng thực bào m.áu, sốc n.hiễm t.rùng…

Từ giáp Tết đến nay, tại Bệnh viện Nhi trung ương, có khoảng 10 trẻ có tình trạng tương tự nhập viện. Các bé có những biểu hiện suy giảm chức năng tĩnh mạch, sốc, sốt kéo dài, ban trên da…

Nhiều bố mẹ trước đó không biết con mình mắc Covid-19. Các bác sĩ đã làm xét nghiệm tìm kháng thể, nếu dương tính, thì khẳng định trẻ từng nhiễm bệnh.

Bác sĩ Hùng cho biết, tỷ lệ trẻ mắc hội chứng MIS-C chỉ là 2/100.000 nhưng hậu quả rất nặng nề. Đây là nguyên nhân chính gây t.ử v.ong sau khi mắc Covid-19 ở trẻ nhỏ.

“Nói về viêm đa hệ thống tức là di chứng này sẽ làm tổn thương rất nhiều cơ quan, còn bản chất về bệnh lý giờ vẫn chưa rõ, có thể là một phản ứng miễn dịch không hợp lý, có thể tăng miễn dịch quá mức làm tổn thương nhiều cơ quan.

Đặc biệt với trẻ bị nhiễm Covid-19 mà bố mẹ không biết, nếu có triệu chứng mệt mỏi kéo dài, nên được đưa đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán”, bác sĩ Hùng nói.

Bác sĩ khuyến cáo, với trẻ đã từng mắc Covid-19, các gia đình không được chủ quan. Sau khi trẻ âm tính 2- 6 tuần nếu có biểu hiện như sốt cao trở lại, phát ban, phù nề, rối loạn tiêu hoá, da tái, nhịp tim nhanh… cần cho trẻ đi khám và điều trị kịp thời.

Trong trường hợp trẻ không nhiễm Covid-19 nhưng khu vực sinh sống có nhiều người nhiễm hoặc gia đình có F0, cha mẹ cũng nên cần chú ý quan sát, khi thấy con có các biểu hiện trên cần đưa trẻ đến bệnh viện để được khám và điều trị.

tre mac covid 19 khong trieu chung som khoi benh nhung sau do suy da tang bac si canh bao moi nguy hau covid 19 b31 6318629

Các bác sĩ khuyến cáo cha mẹ cần theo dõi các biểu hiện của trẻ để kịp thời đưa đến các cơ sở y tế

Chăm sóc trẻ mắc Covid-19 tại nhà như thế nào?

PGS.TS. Nguyễn Lân Hiếu, Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội tại hội nghị cho biết, trẻ mắc Covid-19 mức độ nhẹ, không có nguy cơ diễn biến nặng, có người chăm sóc khỏe mạnh và hiểu biết, sẽ được điều trị tại nhà.

Khi chăm sóc trẻ tại nhà, gia đình cần chú ý những triệu chứng bất thường của trẻ để báo nhân viên y tế gồm: Sốt> 38 độ C; đau rát họng, ho; tiêu chảy; mệt mỏi không chịu chơi; đau ngực; SpO2

Nếu thấy trẻ có dấu hiệu chuyển nặng như thở nhanh, khó thở; cánh mũi phập phồng, rút lõm lồng ngực, li bì, lờ đờ, bỏ bú, tím môi, đầu chi, chi lạnh tái, nổi vân tím, người chăm sóc cần báo ngay với nhân viên y tế để cấp cứu kịp thời.

Theo ông Hiếu, khi chăm sóc với trẻ mắc Covid-19, người chăm sóc cần đeo khẩu trang, tấm che giọt b.ắn, vệ sinh tay thường xuyên, mở cửa sổ thông thoáng nơi ở,vệ sinh bề mặt, xử lý chất thải theo hướng dẫn.

F0 trên 2 t.uổi phải đeo khẩu trang, vệ sinh tay; dùng khăn giấy che khi ho, hắt hơi, sau bỏ khăn giấy; tập thể dục nhẹ nhàng đối với trẻ lớn; đo SpO2, nhiệt độ 2 lần/ngày (tự đo hoặc người chăm sóc giúp đỡ; ổn định tâm lý cho trẻ, nhận biết dấu hiệu nặng.

tre mac covid 19 khong trieu chung som khoi benh nhung sau do suy da tang bac si canh bao moi nguy hau covid 19 23b 6318629

Các bác sĩ hướng dẫn cách chăm sóc trẻ mắc Covid-19 tại nhà

Nếu trẻ sốt:

– Chườm hạ sốt: Lấy nước ấm, lau nhẹ chỗ nách, bẹn, lòng bàn tay chân cho trẻ. Chườm khoảng 10-15 phút kẹp lại nhiệt độ. Dừng chườm khi nhiệt độ dưới 37.5 độ C.

– Uống hạ sốt khi trẻ sốt trên 38,5 độ C: Paracetamol 10-15 mg/kg/lần. 4-6 giờ sau có thể uống lại nếu sốt.

– Uống thêm nước.

Nếu trẻ tiêu chảy đi ngoài trên 3 lần/ngày hoặc phân lỏng nước, thì tiếp tục cho trẻ bú mẹ, uống thêm Oresol, báo nhân viên y tế để tư vấn. Oresol pha nguyên gói với lượng nước đủ theo khuyến cáo trên bao bì, cho trẻ uống từng thìa nhỏ.

Nếu trẻ ho, đau họng: – Người chăm sóc cho trẻ sử dụng thuốc ho khi thật sự cần thiết, đúng chỉ định.

– Thuốc ức chế ho: Dùng khi ho quá nhiều, ảnh hưởng đến ăn uống, sinh hoạt. Không dùng cho trẻ dưới 6 t.uổi.

– Thuốc loãng đờm: Một số loại không dùng cho trẻ dưới 2 t.uổi, có thể thay thế bằng uống nhiều nước.

– Thuốc ho thảo dược: Khuyến cáo dùng.

Ông Hiếu khuyến cáo phụ huynh không tự ý dùng thuốc chống viêm, chống đông cho trẻ khi không có ý kiến bác sĩ.

Phẫu thuật cắt bỏ khối u bạch huyết hơn 1kg cho b.é g.ái 10 ngày t.uổi

Ngày 7-12, Bệnh viện Nhi trung ương cho biết vừa phẫu thuật cắt bỏ thành công khối u bạch huyết có kích thước 20x20cm, nặng hơn 1kg cho bệnh nhi 10 ngày t.uổi.

phau thuat cat bo khoi u bach huyet hon 1kg cho be gai 10 ngay tuoi 4db 6196915

Bệnh nhi khi sinh ra đã mang khối u nặng 1kg – Ảnh: BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG

Trước đó, ngày 9-11, bé T.L. (trú tỉnh Quảng Ninh) chào đời ở tuần thai thứ 36, nặng 3,2kg tại Bệnh viện Sản nhi Quảng Ninh. Khi sinh ra, bé mang trên mình 1 khối u bạch huyết chiếm toàn bộ nửa người bên trái gây biến dạng hoàn toàn vùng ngực, nách và cánh tay trái. Sau khi hội chẩn, các bác sĩ quyết định chuyển trẻ đến Bệnh viện Nhi trung ương lúc 3 ngày t.uổi.

Bác sĩ CKII Lê Thị Hà – giám đốc Trung tâm Sơ sinh, Bệnh viện Nhi trung ương – cho biết bé nhập viện trong tình trạng tự thở. Các bác sĩ tại Trung tâm Sơ sinh đã hội chẩn cùng khoa sọ mặt và tạo hình, cho làm các xét nghiệm cận lâm sàng để đ.ánh giá tình trạng của trẻ.

Theo ThS.BS Đặng Hoàng Thơm, trưởng khoa sọ mặt và tạo hình, sau khi thăm khám, đ.ánh giá mức độ thương tổn trên lâm sàng và trên phim chụp MRI, trẻ được chẩn đoán có khối u bạch huyết nửa người trái kích thước 20x20cm, u xâm lấn vào vùng cổ, nách, ngực bụng, cánh tay trái. Nếu không loại bỏ sớm, nguy cơ u phát triển nhanh gây chèn ép, loét da, n.hiễm t.rùng, biến dạng nửa người trái, ảnh hưởng đến chức năng vận động của trẻ.

Sau 7 ngày được các y bác sĩ tại Trung tâm Sơ sinh tận tình chăm sóc để đảm bảo toàn trạng ổn định, 10 ngày t.uổi, bé T.L. bước vào cuộc đại phẫu loại bỏ khối u khổng lồ khỏi cơ thể mình.

phau thuat cat bo khoi u bach huyet hon 1kg cho be gai 10 ngay tuoi 803 6196915

Êkip bác sĩ Bệnh viện Nhi trung ương thực hiện cắt bỏ khối u cho bệnh nhi – Ảnh: BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG

Bác sĩ Đặng Hoàng Thơm, trưởng êkip phẫu thuật, người trực tiếp thực hiện ca đại phẫu, cho biết đây là một ca phẫu thuật phức tạp, đòi hỏi độ chính xác rất cao, cần có kế hoạch và chiến lược phẫu thuật tạo hình phù hợp.

Khi phẫu thuật nếu làm thương tổn vào mạch m.áu, thần kinh, cơ… sẽ để lại nhiều di chứng cho trẻ như liệt cánh tay, thiếu m.áu hoại tử, thậm chí phải cắt bỏ tay.

Ngoài ra, bệnh nhi là trẻ sơ sinh mới 10 ngày t.uổi nên quá trình gây mê và hồi sức trong phòng mổ cũng đặc biệt phức tạp. Việc tạo hình che phủ, xử lý vạt da mỏng để bảo tồn sau cắt khối u và chuyển đổi vị trí quầng núm vú bị thay đổi so với giải phẫu bình thường cũng là vấn đề quan trọng, nếu không thực hiện tốt thì các kết quả trước đó không thể được đảm bảo.

“Êkip phẫu thuật đã xây dựng kế hoạch tỉ mỉ, đ.ánh giá mạng mạch chi phối cấp m.áu cho da, lựa chọn đường rạch da, thiết kế các vạt da và chuyển vạt da cơ nhằm đảm bảo việc cấp m.áu cho da, tránh tình trạng da b.ị h.oại t.ử do thiểu dưỡng, đảm bảo hồi lưu tốt, không ảnh hưởng chức năng vận động vùng nách, vai của trẻ.

Đặc biệt, đây là một b.é g.ái, trước phẫu thuật núm vú bên trái của bé bị đẩy xuống dưới và bên ngoài ở vùng bụng cách vị trí giải phẫu 17cm. Khi phẫu thuật, các bác sĩ phải bảo tồn được phức hợp quầng và đưa về vị trí giải phẫu sinh lý bình thường, đảm bảo tính thẩm mỹ về mặt hình thể cũng như chức năng ngực, vú của bé trong tương lai. Đây là một công đoạn khó, đòi hỏi độ chính xác và kỹ năng phẫu thuật cao”, bác sĩ Thơm chia sẻ.

phau thuat cat bo khoi u bach huyet hon 1kg cho be gai 10 ngay tuoi f51 6196915

Bệnh nhi đã được cắt bỏ khổi u và hồi phục – Ảnh: BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG

10 ngày sau phẫu thuật, vết thương của trẻ đã dần hồi phục, trẻ ăn ngủ tốt, chức năng vai và cánh tay trái vận động bình thường, phức hợp quầng núm vú sống tốt, hình thể bé cân đối, đảm bảo chức năng và thẩm mỹ. Trong thời gian tới, trẻ sẽ được tiến hành tiêm xơ để làm giảm nguy cơ và tỉ lệ tái phát của khối u bạch huyết.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *