Cuộc sống bắt đầu ở t.uổi 60 – nếu bạn chăm sóc bản thân mình. Ngày nay, sự lão hóa không có nghĩa là từ bỏ những thứ bạn thích hoặc phải sống chậm lại.
Hãy chăm sóc sức khỏe của bạn với những thói quen sống rất đơn giản này và tận hưởng một cuộc sống mạnh mẽ, hạnh phúc, tràn đầy sức sống khi bạn già đi, theo Eat This, Not That!
1. Tập thể dục cơ thể
Bạn có biết rằng tập thể dục thường xuyên rất tốt cho bạn trên bình diện sinh học?
Nghiên cứu cho thấy những người thường xuyên tập thể dục có telomere – những đầu nhỏ ở cuối nhiễm sắc thể cho biết chúng ta già đi nhanh như thế nào – khỏe mạnh hơn so với những người không tập thể dục.
“Nói chung, những người có telomere ngắn hơn c.hết sớm hơn và có nhiều khả năng phát triển nhiều bệnh mạn tính. Nó không hoàn hảo, nhưng đó là một chỉ số rất tốt của quá trình lão hóa sinh học”, Larry Tucker, giáo sư khoa học thể thao tại Đại học Brigham Young (Mỹ), cho biết.
2. Tập thể dục cho não
Một cách tập thể dục cho não. Ảnh SHUTTERSTOCK
Học các kỹ năng mới, chơi một nhạc cụ và giải câu đố chỉ là một số điều khuyến khích sự dẻo dai của não bộ.
“Cuối cùng, các kỹ năng nhận thức của bạn sẽ suy yếu và suy nghĩ cũng như trí nhớ sẽ khó khăn hơn, vì vậy bạn cần phải tích lũy nguồn dự trữ của mình”, tiến sĩ John N. Morris, giám đốc nghiên cứu chính sách xã hội và sức khỏe tại Viện Nghiên cứu Lão hóa trực thuộc Harvard (Mỹ), cho biết.
“Thực hiện một hoạt động mới buộc bạn phải suy nghĩ, học hỏi và yêu cầu thực hành liên tục có thể là một trong những cách tốt nhất để giữ cho não bộ khỏe mạnh”, tiến sĩ Morris nói thêm.
3. Ăn một chế độ ăn chống lão hóa
Một chế độ ăn uống cân bằng và lành mạnh không chỉ là chìa khóa để sống lâu hơn hàng thập niên mà còn để phát triển mạnh mẽ khi bạn già đi.
Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), những người trên 60 t.uổi cần “Thưởng thức nhiều loại thực phẩm từ mỗi nhóm thực phẩm để giúp giảm nguy cơ phát triển các bệnh mạn tính như cao huyết áp, tiểu đường, tăng huyết áp, và bệnh tim.
Đảm bảo chọn thực phẩm có ít hoặc không thêm đường, không chất béo bão hòa và natri. Nạp đủ protein trong ngày để duy trì khối lượng cơ. Tập trung vào các chất dinh dưỡng bạn cần, bao gồm kali, canxi, vitamin D, chất xơ và vitamin B12″, theo Eat This, Not That!
4. Dành thời gian cho bạn bè và gia đình
Duy trì các mối quan hệ bền chặt với bạn bè và gia đình khi chúng ta lớn lên là điều cần thiết để có một cuộc sống thọ hơn. Ảnh SHUTTERSTOCK
Nghiên cứu rất rõ ràng: Duy trì các mối quan hệ bền chặt với bạn bè và gia đình khi chúng ta lớn lên là điều cần thiết để có một cuộc sống thọ hơn.
“Phát hiện đáng ngạc nhiên là các mối quan hệ của chúng ta và mức độ hạnh phúc của chúng ta trong các mối quan hệ có ảnh hưởng mạnh mẽ đến sức khỏe của chúng ta”, Robert Waldinger, bác sĩ tâm thần tại Bệnh viện Đa khoa Massachusetts và là giáo sư tâm thần học tại Trường Y Harvard, cho biết.
“Chăm sóc cơ thể của bạn là quan trọng, nhưng chăm sóc các mối quan hệ của bạn cũng là một hình thức chăm sóc bản thân. Tôi nghĩ đó là sự phát hiện”, bác sĩ Waldinger lưu ý.
5. Thực hành chánh niệm
Thiền không chỉ tốt để kiểm soát căng thẳng mà còn có thể làm chậm tốc độ lão hóa tế bào của bạn.
Ivana Buric, Trưởng nhóm điều tra từ Phòng thí nghiệm Não bộ, Niềm tin và Hành vi tại Trung tâm Tâm lý, Hành vi và Thành tích của Đại học Coventry (Mỹ), cho biết: Hàng triệu người trên thế giới đã tận hưởng những lợi ích sức khỏe của các can thiệp trí óc – thể chất như yoga hoặc thiền định… Nói một cách đơn giản, các biện pháp can thiệp vào trí óc – thể chất khiến não bộ điều khiển các quá trình DNA của chúng ta theo một con đường giúp cải thiện sức khỏe của chúng ta, theo Eat This, Not That!
90% ca đột quỵ có thể phòng ngừa
Khoảng 90% ca đột quỵ xuất phát từ tăng huyết áp, tiểu đường, hút t.huốc l.á, béo phì… có thể phòng ngừa bằng cách kiểm soát các yếu tố này.
PGS.TS.BS Nguyễn Huy Thắng, Phó Chủ tịch Hội đột quỵ Việt Nam, Trưởng Khoa Bệnh lý mạch m.áu não Bệnh viện Nhân Dân 115 (TP HCM), cho biết chỉ khoảng 10% không tìm được nguyên nhân, còn lại hầu hết bệnh nhân đột quỵ đều mang ít nhất một hoặc thậm chí nhiều yếu tố nguy cơ. Một người béo phì, hút t.huốc l.á, cao huyết áp, đôi khi kèm tiểu đường, nếu không kiểm soát hiệu quả các vấn đề thì biến cố đột quỵ xảy ra gần như chắc chắn.
Theo bác sĩ Thắng, bệnh nhân đột quỵ thường nhập viện với hai tình huống. Thứ nhất, người bệnh không biết mình mang yếu tố nguy cơ, đến khi bị đột quỵ, đo huyết áp, thử đường huyết mới phát hiện. Thứ hai, bệnh nhân biết nhưng chủ quan, không điều trị hoặc bỏ dở, bởi các thủ phạm này thường có triệu chứng khá mơ hồ, trong khi tăng huyết áp, tiểu đường phải dùng thuốc kiểm soát lâu dài, hầu như điều trị suốt đời theo chỉ định của bác sĩ.
“Nhiều người đ.ánh giá rất thấp các bệnh lý tiềm tàng này, đến lúc bùng phát thì trở tay không kịp”, bác sĩ Thắng chia sẻ. Chẳng hạn, nhiều người bệnh tăng huyết áp tâm thu cao trên 180 mmHg vẫn cảm giác khoẻ mạnh bình thường nên nghĩ rằng không cần phải uống thuốc hằng ngày. Một số người sau vài tháng dùng thuốc, huyết áp ổn định thì tự ý ngưng vì ngại uống thuốc, hoặc sợ uống thuốc sẽ làm tụt huyết áp. Trong khi đó, mức huyết áp được duy trì là nhờ thuốc, khi ngưng thuốc huyết áp sẽ tăng cao trở lại.
Bác sĩ Thắng nhấn mạnh, đột quỵ là nguyên nhân t.ử v.ong đầu trên thế giới, nhưng điều đáng sợ không kém là gánh nặng tàn phế. Một người đang khoẻ mạnh, sau cơn đột quỵ có thể trở nên liệt, rối loạn nuốt, suy giảm trí nhớ…. Các thống kê thấy khoảng 70% bệnh nhân đột quỵ một lần không thể quay lại cuộc sống bình thường. Bệnh nhân đột quỵ may mắn phục hồi tốt, cũng cần phải sử dụng thuốc để phòng ngừa tái phát.
Cách đây khoảng 25 năm, thế giới hầu như đầu hàng với đột quỵ vì không có biện pháp được xem là hữu hiệu làm giảm sự phá huỷ tế bào não gây ra do đột quỵ. Hiện nay, đột quỵ là bệnh chữa được nhưng đòi hỏi bệnh nhân đến sớm những giờ vàng đầu tiên để chạy đua thời gian cứu những tế bào não chưa c.hết, nếu đến trễ hậu quả rất lớn.
“Do đó, điều quan trọng là nên phòng ngừa, tầm soát phát hiện sớm các bệnh lý nguy cơ và quan tâm kiểm soát. Nếu chờ đến lúc bị đột quỵ và dựa vào việc bác sĩ điều trị thì khả năng thất bại rất cao nếu đến viện trễ, kể cả đến sớm thì tỷ lệ thành công cũng chỉ khoảng 50%”, bác sĩ Thắng nói.
Theo bác sĩ Thắng, bệnh đột quỵ khá dễ nhận biết vì hầu hết bệnh nhân có triệu chứng liệt, yếu nửa người cùng một bên cơ thể. Triệu chứng thường gặp nữa là bệnh nhân đột nhiên méo miệng, nói không rõ, tiếng bị đớ.
“Các triệu chứng này đều xảy ra rất đột ngột, không có cơn báo trước”, bác sĩ Thắng nói.
Dấu hiệu nhận biết sớm đột quỵ theo quy tắc FAST. Ảnh: Bác sĩ cung cấp
Bác sĩ Thắng khuyến cáo cần đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất có khả năng điều trị đột quỵ càng sớm càng tốt, hầu hết nạn nhân đều tỉnh táo nên không cần sơ cứu gì khác. Việc xử trí tại nhà như cho uống thuốc hạ huyết áp, đ.âm kim, chích lễ… vừa không có tác dụng, vừa gây nguy hiểm bệnh nhân, đồng thời làm chậm trễ “thời gian vàng”.