Năm 2021, tỉnh Lai Châu ghi nhận 110 ca mắc COVID-19, nhưng trong 4 ngày ngày đầu năm 2022 đã ghi nhận 36 ca mắc. Riêng ngày 4/1, ghi nhận số ca mắc cao nhất là 18 trường hợp, trong đó có 4 trường hợp trở về từ Hà Nội.
Hiện tại, tỉnh Lai Châu nhóm nguy cơ cao còn nhiều người chưa được tiêm vaccine COVID-19 hoặc chưa tiêm đủ liều cơ bản do không đồng ý tiêm, trong đó tỷ lệ người từ 50 t.uổi được tiêm đủ liều cơ bản mới đạt 81,73%, số người còn lại rất khó vận động đồng ý tiêm chủng. Công tác điều tra, truy vết có lúc có nơi còn chậm, nhất là khi phát sinh nhiều ca bệnh cùng một lúc; việc tổng hợp thông tin báo cáo có thời điểm, có nơi chưa kịp thời.
Thời đ.iểm gần Tết Nguyên Đán lượng người từ các địa phương trở về rất lớn, nguy cơ lây lan và bùng phát dịch bệnh trong cộng đồng cao.
Do đó, tỉnh Lai Châuyêu cầu các huyện, xã cần quan tâm đặc biệt đến công tác phòng dịch. Chủ động test nhanh kháng nguyên để có kết quả nhanh nhất sớm phát hiện ca bệnh, không quá phụ thuộc vào xét nghiệm PCR, đồng thời chuẩn bị các điều kiện thực hiện điều trị F0 tại nhà.
Khuyến khích người dân tự test nhanh kháng nguyên tại nhà, không chủ quan khi đã tiêm đủ mũi vaccine. Các trung tâm y tế, trạm y tế các xã rà soát từng đối tượng, vận động tiêm đủ mũi vaccine bằng mọi cách….
Tỉnh Lai Châu khuyến khích người dân tự test nhanh COVID tại nhà khi có triệu chứng.
Những ngày đầu năm, tỉnh Yên Bái cũng liên tiếp ghi nhận số ca mắc tăng cao, trong đó ngày mùng 3/1 với 64 ca (số ca mắc cao nhất ghi nhận trong ngày từ trước đến nay), ngày 4/1 với 36 ca, phần lớn là các ca bệnh phát hiện qua lấy mẫu cộng đồng.
Trước tình dịch bệnh diễn biến phức tạp, tỉnh Yên Bái khuyến cáo người dân cần cân nhắc việc di chuyển đến các địa phương đang có dịch. Hạn chế tổ chức các sự kiện tập trung đông người không cần thiết, các hoạt động vui chơi, giải trí, lễ hội, hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo…
Các phụ xe thuộc các phương tiện vận chuyển hành khách thực hiện tính năng “khai báo di chuyển hộ người khác” đối với tất cả hành khách thông qua phần mềm PC-COVID hoặc lập danh sách hành khách đi trên các chuyến xe; khi di chuyển qua các Điểm hỗ trợ, phụ xe xuống quét mã QR của hành khách đã khai báo hộ hoặc chuyển danh sách cho bộ phận phụ trách tại Điểm hỗ trợ để cập nhật gửi về các địa phương quản lý.
Từ đầu năm 2021 đến nay, tỉnh Điện Biên ghi nhận 138 ca mắc COVID-19, trong đó có nhiều ca cộng đồng. Dự kiến thời gian tới số lượng người di chuyển về địa phương lớn khả năng lây lan dịch bệnh cao, do vậy tỉnh này yêu cầu các huyện, xã cần kịp thời nắm bắt chính xác số liệu công dân người lao động, học sinh từ nơi khác về, từ đó xây dựng kịch bản, chuẩn bị cơ sở vật chất, sinh phẩm, thuốc điều trị để triển khai các biện pháp phòng chống dịch.
Duy trì trạm y tế lưu động tại các xã. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin tại các chốt khai báo y tế bằng việc quét mã QR. Đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng tại các đia phương, để đảm bảo tỷ lệ bao phủ vaccine nhanh nhất.
Những ngày đầu năm tỉnh Bắc Ninh cũng ghi nhận số ca mắc tăng cao kỷ lục, ngày 3/1, địa phương này ghi nhận 716 ca mắc COVID-19 mới. Đây là ngày ghi nhận số ca mắc COVID-19 cao nhất từ trước đến nay trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. Ngày hôm qua, tỉnh này ghi nhận 342 ca.
Toàn tỉnh Bắc Ninh hiện có 318 ổ dịch tại 8/8 huyện, thành phố. Hiện Bắc Ninh đang quản lý, điều trị 4.651 bệnh nhân tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh, các trung tâm y tế huyện, thành phố, các cơ sở thu dung, điều trị COVID-19 và quản lý tại nhà.
Số ca mắc tỉnh Hưng Yên những ngày qua tập trung nhiều ở các huyện Văn Lâm, Yên Mỹ, Tiên Lữ và TP Hưng Yên. Hiện toàn tỉnh này đang triển khai 9 cơ sở thu dung, điều trị F0 với tổng số 2.600 nghìn F0.
Ngoài ra, BVĐK tỉnh Hưng Yên cũng đang bố trí 50 giường hồi sức tích cực cho tầng 3 điều trị COVID-19; đề xuất bổ sung 50 giường hồi sức tầng 3 ở BVĐK Phố Nối và 50 giường tại BVĐK Hưng Hà.
Tỉnh Hưng Yên yêu cầu các doanh nghiệp thực hiện “1 cung đường, 2 điểm đến”, quản lý công nhân, nhân viên chặt chẽ, nghiêm túc. Sở Y tế hướng dẫn thực hiện cách ly, thu dung, điều trị F0 tại nhà đúng quy định; chuẩn bị thuốc cho công tác điều trị, không để thiếu thuốc. Mỗi huyện, thị xã, thành phố chuẩn bị cơ sở cách ly, thu dung, điều trị F0 tập trung 500 giường, người dân về quê ăn Tết phải có kết quả xét nghiệm âm tính virus SARS-CoV-2 trong vòng 72 giờ.
Tự chữa Covid, bệnh trở nặng
Tự test nhanh phát hiện dương tính, người phụ nữ ngụ phường 11, quận 3, mua thuốc điều trị tại nhà, đến khi khó thở, SpO2 tụt thấp mới gọi y tế địa phương.
Bác sĩ Lê Thị Bảo Yến (phụ trách Trạm y tế lưu động số 1) kể, khi chị và đồng nghiệp mang bình oxy tới nhà, yêu cầu test lại, người phụ nữ kiên quyết không đồng ý. Bà nói đã tự test âm tính, chỉ muốn mượn bình oxy để hỗ trợ hô hấp. Trước đó, trạm y tế lưu động thường xuyên cho bệnh nhân bị hen phế quản, phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) trên địa bàn mượn bình oxy dùng tại nhà, nên đồng ý. Bác sĩ Yến dặn bà nếu có dấu hiệu khó thở nặng hơn, phải gọi điện ngay để được xử trí.
Hôm sau, khi tháo mặt nạ oxy để đi vệ sinh, bà bị ngất. Kết quả test nhanh người phụ nữ và con gái đều dương tính. Bệnh nhân được đưa đến Bệnh viện dã chiến số 6. 40 phút sau nhập viện, người bệnh phải chuyển tuyến cấp cứu đến Bệnh viện Hồi sức Covid-19 tại TP Thủ Đức. Hiện, liên hệ với người nhà, bác sĩ Yến được cho biết bệnh nhân đã thoát nguy kịch, cai máy thở, tình trạng sức khỏe ổn định hơn.
Tương tự, tại phường 11 có hai vợ chồng ông cụ đều trên 80 t.uổi, biết mắc Covid-19 khi các con tự test tại nhà. Ban đầu, người nhà mua thuốc cho ông bà uống, sau vài ngày, ông cụ khó thở, ho nhiều, mới báo nhân viên y tế tới thăm khám.
Bác sĩ Yến nhận định cụ ông nguy cơ trở nặng, phải nhập viện để chăm sóc y tế toàn diện. Tuy nhiên người nhà bày tỏ, cụ ông mắc bệnh nền tai biến mạch m.áu não, cần có gia đình bên cạnh, sợ vào bệnh viện sẽ mất liên lạc, họ quá lo lắng nên năn nỉ xin được chăm sóc ông tại nhà. Nhấn mạnh trong bệnh viện có đội ngũ tình nguyện viên chuyên nghiệp, tận tâm chăm sóc cụ, vẫn không thuyết phục được gia đình, bác sĩ Yến đành hướng dẫn gia đình theo dõi bệnh nhân kỹ lưỡng, cả cách sử dụng bình oxy… Chưa đầy 24 giờ sau, hai ông bà đều khó thở hơn, nhân viên y tế phải quay lại nhà đưa ngay bệnh nhân đến Bệnh viện dã chiến số 6 điều trị. Hàng ngày, tình hình sức khỏe hai ông bà được bệnh viện thông báo cho gia đình qua điện thoại.
Đây là ba trường hợp mắc Covid-19 tự điều trị tại nhà ở phường 11, quận 3, trong vài tuần gần đây, đến khi trở nặng mới cầu cứu y tế. Theo bác sĩ Yến, nhiều người dân mang tâm lý chủ quan rằng đã tiêm hai mũi vaccine, có bệnh nền và nhiễm virus cũng không đáng lo ngại; hoặc họ sợ phải đi cách ly tập trung, không báo cho y tế địa phương.
Nhân viên y tế phường 3, quận 8 đến thăm khám, phát túi thuốc cho người mắc Covid-19 đang điều trị tại nhà. Ảnh: Quỳnh Trần
Số liệu của Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP HCM (HCDC) cho thấy trong hai tuần qua, số ca mắc mới và số ca nhập viện tại tầng hai có xu hướng tăng, trung bình khoảng 1.000 ca mắc mới mỗi ngày. Ngày 3/10, hơn 27.000 F0 đang cách ly tại nhà; hơn 4.700 F0 cách ly tập trung; hơn 1.000 bệnh nhân nặng phải nhập viện tầng hai và ba, nâng tổng số ca đang điều trị tại đây lên hơn 11.000 ca.
Khảo sát của VnExpress tại phường 11 (quận 3), phường 3 (Gò Vấp), phường Linh Chiểu (TP Thủ Đức), xã Phong Phú (Bình Chánh), huyện Củ Chi… số ca mắc mới mỗi địa phương tăng không đáng kể. Hàng ngày các xã, phường phát hiện 1-3 ca, có ngày không ghi nhận ca mới, chủ yếu là các chùm ca quy mô gia đình, hoặc F0 được phát hiện khi test định kỳ tại các công ty, khu công nghiệp. Phần lớn F0 đã tiêm vaccine nên được cách ly, theo dõi tại nhà bởi các trạm y tế cố định, lưu động, tổ Covid-19 cộng đồng.
“Khó xác định được nguồn lây của các ca này, do thành phố đã mở cửa từ hơn một tháng nay, các nhà máy, xí nghiệp, siêu thị, quán ăn, khu vui chơi… đã hoạt động, người dân đi lại nhiều”, ông Ngô Xuân Bình, chủ tịch UBND phường 3 cho hay.
Theo bác sĩ Nguyễn Ngọc Vĩnh Phúc (Trưởng trạm y tế phường Linh Chiểu, TP Thủ Đức), người dân từ các tỉnh trở về TP HCM làm việc nhưng chưa tiêm đủ vaccine cũng là một nguyên nhân khiến F0 cộng đồng tăng nhẹ. Bác sĩ Phúc và nhiều nhân viên y tế chia sẻ, qua quan sát thực tế, đa số người dân có ý thức chấp hành các biện pháp phòng chống dịch. Tuy nhiên, ở trạng thái “bình thường mới”, họ phải đi làm lại, khó tránh khỏi tiếp xúc, lây nhiễm.
Do đó, để chủ động kiểm soát dịch, các địa phương triển khai đồng loạt nhiều biện pháp. Như điều tra dịch tễ, khoanh vùng xét nghiệm tầm soát ngay khu vực có ca nhiễm mới. Bệnh nhân được cấp phát sớm các túi thuốc A, B, C, giảm nguy cơ trở nặng và nhập viện. Đồng thời, địa phương tích cực phát loa tuyên truyền thực hiện 5K và 5T của Bộ Y tế, rà soát kỹ để tiêm vaccine cho 100% dân cư…
“Sau thời gian dài căng mình chống dịch, y tế cơ sở đã đuối sức, mong bà con hợp tác tránh bùng dịch”, bác sĩ Phúc nói.
Bác sĩ Yến cũng khuyến cáo người dân nếu có triệu chứng bệnh, hoặc tự test nhanh dương tính, cần liên hệ ngay với y tế địa phương để được thăm khám, đ.ánh giá, phân loại nguy cơ trở nặng nhằm xử trí phù hợp. Người lớn t.uổi, có bệnh nền, sống một mình dù đã tiêm vaccine vẫn cần nhập viện. Đặc biệt, không nên mua thuốc theo hướng dẫn trên mạng mà không phải nhân viên y tế, hoặc chỉ dựa vào kinh nghiệm cá nhân để tự điều trị Covid-19.
Tại cuộc họp báo chiều 4/11, bác sĩ Nguyễn Văn Vĩnh Châu, Phó giám đốc Sở Y tế TP HCM cho biết, 86% F0 nhập viện gần đây dù đã tiêm một hoặc hai mũi vaccine. Một khảo sát khác hồi tháng 10 tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới (nơi điều trị cho bệnh nhân Covid-19 nặng – tầng 3 trong tháp 3 tầng) ghi nhận nhóm đã tiêm vaccine (gồm một hoặc hai mũi) có 40% mắc bệnh nặng, 60% nhẹ.
“Tiêm vaccine vẫn có thể mắc bệnh, thậm chí trở nặng và t.ử v.ong nếu không điều trị kịp thời, nhưng tỷ lệ này thấp hơn rất nhiều so với không tiêm vaccine. Do đó, dù đã tiêm đủ hai mũi vaccine, người dân vẫn cần tuân thủ 5K”, bác sĩ Châu nhấn mạnh.