Deltacron có nguy hiểm không?

Ngày 9.3, Reuters đưa tin phiên bản lai Deltacron kết hợp gien của biến thể Delta và Omicron đã được xác định ở ít nhất 17 bệnh nhân tại Mỹ và châu Âu.

Trong khi đó, tờ The Connexion của Pháp ngày 10.3 đưa tin Pháp đã phát hiện và xác nhận 10 ca nhiễm biến thể lai Deltacron. Biến thể này được cho là đã lây lan từ hồi tháng 1, nhưng tác động của nó như thế nào đến giờ vẫn là một điều chưa rõ ràng.

Trong một tài liệu được công bố vào tuần trước, Cơ quan y tế công cộng Pháp – Santé Publique France (SPF) cho biết: “Ở thời điểm này rất khó để dự đoán các đặc điểm của Deltacron sẽ như thế nào so với các biến thể mà nó bắt nguồn cũng như ảnh hưởng của nó đối với sức khỏe cộng đồng nếu nó lan rộng ra toàn quốc”.

Vào tháng 1 vừa qua, Giáo sư Leondios Kostrikis, thuộc Đại học Cyprus, tuyên bố đã xác định được đột biến mới này của SARS-CoV-2 (vi rút gây bệnh Covid-19) bằng cách phân tích các mẫu lấy từ dân số chung và bệnh nhân Covid-19 nhập viện. Tuy nhiên sau đó, một số chuyên gia lên tiếng nghi ngờ về sự tồn tại của cái gọi là “Deltacron”, họ tin rằng biến thể lai chỉ là kết quả của sự nhiễm bẩn trong quá trình giải trình tự gien.

Philippe Colson, nhà khoa học thuộc Viện các bệnh truyền nhiễm của Bệnh viện Đại học Marseille (IHU Méditerranée Infection, Pháp), tác giả chính của một báo cáo đăng hôm 8.3 trên medRxiv, cho biết: Vì số trường hợp được xác nhận còn ít nên hiện vẫn quá sớm để biết liệu Deltacron sẽ lây lan nhanh hay gây bệnh nặng hay không. Báo cáo của ông mô tả 3 bệnh nhân ở Pháp bị nhiễm một phiên bản SARS-CoV-2 kết hợp protein đột biến từ một biến thể Omicron với “cơ thể” của một biến thể Delta.

deltacron co nguy hiem khong 7bb 6349056

Trong khi đó, 2 trường hợp nhiễm Deltacron khác được phát hiện ở Mỹ, do Công ty nghiên cứu di truyền học Helix công bố và đệ trình cho medRxiv. Các nhóm nghiên cứu khác đã báo cáo thêm 12 trường hợp nhiễm Deltacron ở châu Âu kể từ tháng 1 – tất cả đều có điểm chung: tăng đột biến Omicron và mang “cơ thể” Delta.

Theo Reuters, sự tái tổ hợp di truyền của SARS-CoV-2 ở người được ghi nhận xảy ra khi hai biến thể lây nhiễm vào cùng một tế bào chủ. Về vấn đề này, chuyên gia Philippe Colson nói rõ hơn: “Trong đại dịch Covid-19, hai hoặc nhiều biến thể đã cùng lưu hành trong cùng một khoảng thời gian và ở cùng khu vực địa lý. Điều này tạo cơ hội cho sự kết hợp lại giữa hai biến thể”.

Theo Reuters, các nhà khoa học nhận định các biến thể đáng lo ngại trong tương lai có thể ẩn náu trong các bệnh nhân ngày nay. Nhiều hạt vi rút bên trong người nhiễm bệnh có thể bao gồm một số hạt bị đột biến, những hạt đột biến này có thể là xuất phát ban đầu của các biến thể quan trọng về sau.

Phân tích kỹ lưỡng các hạt vi rút thu được từ 10 người nhiễm biến thể Alpha ở Tây Ban Nha vào tháng 4.2021, các nhà nghiên cứu đã xác định được một số hạt đột biến giống với biến thể Omicron hiện nay (điều này lúc đó đã không được khẳng định cho đến 7 tháng sau).

Theo một báo cáo được công bố hôm 8.3 trên chuyên san The Journal of Clinical Investigation (tạm dịch: Nhật ký điều tra lâm sàng), các nhà nghiên cứu cũng tìm thấy các đột biến đặc trưng của một dạng Delta và Iota. Báo cáo cho biết: Việc xác định biến thể ưu thế của từng bệnh nhân có thể đủ cho mục đích chẩn đoán tình trạng bệnh, trong khi giải trình tự gien sâu có thể giúp các nhà khoa học theo dõi đột biến trong các hạt SARS-CoV-2 liệu có khả năng phát triển thành các biến thể đáng lo ngại hay không.

Chuyên gia Celia Perales thuộc Đại học Autonoma de Madrid (Tây Ban Nha), đồng tác giả của báo cáo trên, cho biết: Loại vi rút nhân lên ở mỗi bệnh nhân bị nhiễm trên thực tế là một hỗn hợp của các loại vi rút SARS-CoV-2 hơi khác nhau. Các biến thể thiểu số ở một bệnh nhân này có thể trở thành biến thể ưu thế ở một bệnh nhân khác, do ngẫu nhiên, hoặc do lợi thế chọn lọc liên quan đến việc tiêm phòng, sử dụng thuốc và các yếu tố khác.

Chiều 26/2: Việt Nam đã tiếp nhận hơn 183,1 triệu liều vaccine phòng COVID-19; TP HCM yêu cầu tiêm vaccine cho F0 vừa khỏi bệnh

Đến nay Việt Nam đã tiếp nhận hơn 183,1 triệu liều vaccine phòng COVID-19, hiện đã tiêm trên 145,5 triệu liều; Các địa phương, đơn vị đang nỗ lực triển khai tiêm chủng để đạt được độ bao phủ mũi 1 cho những đối tượng ở độ t.uổi chỉ định trong năm 2021; TP HCM yêu cầu tiêm vaccine cho F0 vừa khỏi bệnh .

Cả nước đã tiêm trên 145,5 triệu liều vaccine phòng COVID-19

Từ tháng 3/2021 đến hết ngày 24/12/2021, Việt Nam đã tiếp nhận hơn 183,1 triệu liều vaccine phòng COVID-19. Trong tổng số 183,1 triệu liều vaccine phòng COVID-19 đã tiếp nhận, Bộ Y tế đã phân bổ 110 đợt với tổng số 166,8 triệu liều, còn khoảng 16,3 triệu liều mới tiếp nhận, đang tiến hành các thủ tục để kiểm định chất lượng, xuất xưởng.

Cập nhật đến 14h ngày 26/12, cả nước đã tiêm trên 145,5 triệu liều vaccine phòng COVID-19, trong đó ngày 25/12, tiêm được 1.081.656 liều vaccine các loại. Các địa phương, đơn vị đang nỗ lực triển khai tiêm chủng để đạt được độ bao phủ mũi 1 cho những đối tượng trong độ t.uổi chỉ định tiêm chủng trong năm 2021, trả mũi 2 cho những người đã tiêm mũi 1 đủ thời gian và bắt đầu triển khai tiêm liều bổ sung, liều nhắc lại.

Số liều tiêm cho người từ 18 t.uổi trở lên là 133.473.771 liều, trong đó có 69.577.941 mũi 1; 61.618.429 mũi 2; 1.115.915 mũi 3 (đối với vaccine Abdala ); 377.729 liều bổ sung và 783.757 liều nhắc lại.

chieu 262 viet nam da tiep nhan hon 1831 trieu lieu vaccine phong covid 19 tp hcm yeu cau tiem vaccine cho f0 vua khoi benh 138 6233089

Tiêm vaccine phòng COVID-19 cho công nhân tại tỉnh Thái Bình Ảnh: Thái Bình

Tỷ lệ bao phủ ít nhất 01 liều vaccine phòng COVID-19 là 98,6% và tỷ lệ tiêm đủ 02 liều là 87,3% dân số từ 18 t.uổi trở lên. Theo khu vực, tỷ lệ này lần lượt ở miền Bắc là 95,4% và 83,1%; miền Trung là 96,4% và 86,4%; Tây Nguyên là 90,9% và 74,0%; miền Nam là 100% và 91,6%.

Tỷ lệ bao phủ ít nhất 01 liều vaccine cho dân số từ 18 t.uổi trở lên: 35/63 tỉnh, thành phố có tỷ lệ bao phủ trên 95%; 16/63 tỉnh, thành phố có tỷ lệ bao phủ từ 90-95%; 12/63 tỉnh, thành phố có tỷ lệ bao phủ dưới 90%, trong đó 05 tỉnh có tỷ lệ bao phủ thấp nhất là Hưng Yên (83,7%), Cao Bằng (85,6%), Ninh Bình (84,8%), Kon Tum (85,5%) và Cao Bằng (85,6%).

Tỷ lệ bao phủ đủ liều vaccine cho dân số từ 18 t.uổi trở lên: 25/63 tỉnh, thành phố có tỷ lệ bao phủ trên 90%; 18/63 tỉnh, thành phố có tỷ lệ bao phủ đủ 02 liều từ 80 – dưới 90%; 20/63 tỉnh, thành phố còn lại có tỷ lệ bao phủ đủ 02 liều dưới 80%…

Về triển khai tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 cho trẻ từ 12-17 t.uổi: Các tỉnh, thành phố đã triển khai tiêm được 11.040.008 liều, trong đó có 7.303.477 mũi 1 và 3.736.531 mũi 2. Tỷ lệ bao phủ ít nhất 01 liều vaccine là 80,2% và tỷ lệ bao phủ đủ 02 liều là 41,0% dân số từ 12 -17 t.uổi.

Theo khu vực, tỷ lệ này lần lượt ở miền Bắc là 75,0% và 26,5%; miền Trung là 67,4% và 25,2%, Tây Nguyên là 80,1% và 5,1%, Miền Nam là 91,2% và 70,2%.

Các tỉnh thành phố đã cơ bản bao phủ đủ 02 liều vaccine cho nhóm t.uổi này là Hà Nam, Quảng Ninh, Lạng Sơn, Đà Nẵng, Khánh Hòa, TP HCM, T.iền Giang, Tây Ninh, Trà Vinh, Vĩnh Long, Bình Dương, Bạc Liêu, Hậu Giang.

TP HCM: Yêu cầu tiêm vaccine cho bệnh nhân COVID-19 vừa khỏi bệnh

UBND TP HCM ngày 25/12 có thông báo về cấp độ dịch trên địa bàn TP HCM tính đến ngày 23/12. Theo đó, toàn địa bàn TP HCM vẫn duy trì ở cấp độ 2.

Đối với cấp quận huyện, có 9 địa phương đạt cấp độ 1 là quận 3, 6, 7, 8, Bình Tân, Tân Phú và huyện Cần Giờ, Hóc Môn, Củ Chi. Có 13 địa phương đạt cấp độ 2 là quận 1, 4, 5, 10, 11, 12, Bình Thạnh, Gò Vấp, Phú Nhuận, Tân Bình, huyện Bình Chánh, Nhà Bè và TP Thủ Đức.

Như vậy, có 2 địa phương tăng cấp độ dịch so với tuần trước là quận Tân Bình và huyện Bình Chánh từ cấp 1 lên cấp 2. Có 2 quận giảm cấp độ dịch là quận Bình Tân từ cấp 2 xuống cấp 1 và quận 10 từ cấp 3 xuống cấp 2.

Đối với xã phường thị trấn, có 160 địa phương cấp độ 1, hiện có 139 địa phương cấp độ 2 và 13 địa phương cấp độ 3. Như vậy, có 35 phường xã giảm cấp độ dịch và 18 phường xã tăng cấp độ dịch so với tuần trước.

Cũng liên quan đến công tác phòng chống dịch của TP HCM, Sở Y tế TPHCM đã thông tin kết luận của Ban giám đốc sở trong buổi họp trực tuyến về Chiến dịch bảo vệ người thuộc nhóm nguy cơ diễn ra mới đây.

Theo đó, sau 15 ngày triển khai chiến dịch, thành phố đã ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực. Trong đó, số liệu t.ử v.ong đang giảm dần.

Sở cũng đ.ánh giá số liệu về nhóm người nguy cơ rất quan trọng do được thu thập trực tiếp từ các mẫu phiếu “đi từng ngõ, gõ từng nhà”. Tuy nhiên, một số quận, huyện còn chậm trong công tác triển khai cập nhật số liệu nhóm người nguy cơ.

Về công tác tiêm chủng, sở yêu cầu các địa phương thực hiện mũi 3 (mũi bổ sung và nhắc lại) và hoàn tất trong tháng 1/2022. Các quận, huyện và TP Thủ Đức phải thực hiện cao điểm tiêm mũi 3 cho cả nhóm nguy cơ, không nguy cơ sau khi đủ 3 tháng tiêm mũi 2.

Sở Y tế TP HCM cũng lưu ý tất cả F0 vừa hoàn thành điều trị cần được tiêm vaccine ngay, không chờ đủ 6 tháng.

Đà Nẵng cung ứng hàng hóa, thực phẩm theo từng cấp độ dịch COVID-19

Đà Nẵng vừa ban hành phương án cung ứng lương thực, thực phẩm và một số mặt hàng thiết yếu trong các tình huống phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn thành phố.

Thủ tướng yêu cầu hoàn thành tiêm vaccine COVID-19 mũi 3 cho người trên 18 t.uổi trong quý I/2022

Số mắc vẫn tăng cao, đẩy nhanh tiêm vaccine, điều trị giảm bệnh nặng, t.ử v.ong

Việt Nam và Belarus trao tặng trang thiết bị phòng chống dịch COVID-19

Dịch COVID-19 khó lường, bảo đảm chất lượng xét nghiệm SARS-CoV-2

Cụ thể, trong điều kiện bình thường mới (cấp độ dịch là cấp 1) và trong điều kiện nguy cơ trung bình (cấp độ dịch là cấp 2), đơn vị cung ứng, phân phối được phép hoạt động chợ truyền thống, chợ đầu mối; trung tâm thương mại, siêu thị, chuỗi cửa hàng tiện lợi (chuỗi siêu thị mini); siêu thị mini, cửa hàng tạp hóa, cửa hàng lương thực, thực phẩm; các doanh nghiệp, hộ kinh doanh thương mại khác. Điều kiện hoạt động phải đảm bảo 5K, quét mã QRcode, tiêm vaccine COVID-19.

Trong điều kiện nguy cơ cao (cấp độ dịch là cấp 3), các chợ truyền thống, bao gồm cả khu vực bán lẻ nằm trong chợ đầu mối chỉ được phép bán mang về đối với hàng ăn uống, không phục vụ tại chỗ; bố trí luân phiên tối đa 50% số lượng gian hàng, quầy hàng, có vách ngăn giữa người bán và người mua và thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng, chống dịch theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

Trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng tiện ích, chợ đầu mối phục vụ tối đa 20 người cùng một thời điểm, đảm bảo giãn cách 2 mét giữa người với người.

Ngoài các quy định giống như ở điều kiện nguy cơ cao (cấp độ dịch là cấp 3), trong điều kiện nguy cơ rất cao (cấp độ dịch là cấp 4), các trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng tiện ích, chợ đầu mối (trừ khu vực bán lẻ) phục vụ tối đa 10 người cùng một thời điểm, đảm bảo giãn cách 2 mét giữa người với người. Đặc biệt, người tham gia hoạt động phải có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 trong 72 giờ.

Tính từ ngày 16/10 đến nay, TP Đà Nẵng ghi nhận 5.400 ca mắc COVID-19, trong đó có 189 ca ngoại tỉnh.

Quảng Bình: Theo thông tin tổng hợp từ Trung tâm Chỉ huy phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh, trong 24 giờ qua (từ 6 giờ ngày 25/12 đến 6 giờ ngày 26/12), Quảng Bình ghi nhận thêm 14 ca mắc COVID-19 tại cộng đồng; trong ngày có 39 ca xuất viện. Toàn tỉnh hiện có 115 bệnh nhân đang điều trị tại nhà.

Tổng số ca COVID-19 của tỉnh đến nay là 3.586; số ca điều trị khỏi là 3.140, còn 310 bệnh nhân đang điều trị, 7 ca t.ử v.ong; 114 bệnh nhân COVID-19 đang điều trị tại nhà.

Hiện 95% người trên 18 t.uổi ở Quảng Bình đã tiêm vaccine phòng COVID-19 mũi 1; mũi 2 là gần 87,34%.

chieu 262 viet nam da tiep nhan hon 1831 trieu lieu vaccine phong covid 19 tp hcm yeu cau tiem vaccine cho f0 vua khoi benh b2d 6233089

Lấy mẫu sàng lọc COVID-19 cho người vào khám chữa bệnh tại Bệnh viện Phụ sản TW Ảnh:Thái Bình

Bến Tre: Từ 18 giờ ngày 25/12 đến 11 giờ ngày 26/122021, tỉnh ghi nhận 391 ca mắc Covid-19, tính đến 11 giờ tỉnh có 391 ca, nâng tổng số ca mắc toàn tỉnh là 24.799 ca. Trong đó có 13.557 ca kết thúc điều trị, 152 ca t.ử v.ong.

Bình Dương: Sở Ngoại vụ tỉnh Bình Dương vừa có công văn về việc tiêm vaccine phòng COVID-19 liều bổ sung và liều nhắc lại (mũi 3) cho chuyên gia và người nước ngoài đang sinh sống, làm việc trên địa bàn tỉnh.

Theo đó, dự kiến từ ngày 28- 31/12, Bệnh viện Quốc tế Becamex và Bệnh viện Đa khoa Mỹ Phước sẽ tổ chức tiêm vaccine cho chuyên gia, người nước ngoài. Đối tượng tiêm là người nước ngoài từ 18 t.uổi trở lên.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *