Vệ sinh mũi hàng ngày là một trong những biện pháp cần thiết để phòng chống lây nhiễm SARS-CoV-2.
Tuy nhiên, hiện nay nhiều người vẫn mắc các sai lầm trong việc này.
Sự ra đời của vaccine và các phương tiện hỗ trợ điều trị khác trong cuộc chiến chống lại COVID-19 đã giúp chúng ta tiến gần hơn đến việc kiểm soát đại dịch nhưng cuộc chiến vẫn chưa kết thúc. Rửa tay, đeo khẩu trang và giãn cách xã hội được coi là những biện pháp hợp lý để kiểm soát sự lây lan của dịch bệnh đã được chính phủ các nước thực hiện tuy nhiên dịch bệnh vẫn chưa dừng lại theo kì vọng đã đặt ra. Chính vì thế, nhiều biện pháp ngăn ngừa vẫn được nghiên cứu, trong đó có các biện pháp vệ sinh mũi.
1. Vệ sinh mũi thế nào?
Vệ sinh mũi thế nào cho hiệu quả có thể là một bước ngoặt trong cuộc chiến chống lại COVID-19. Người ta biết rằng 90% SARS-CoV-2 nằm trong mũi của bệnh nhân, sau đó là điểm xâm nhập tiếp theo vào phổi. Vì vậy có thể làm các động tác đơn giản như vệ sinh mũi để giảm nồng độ virus bám lại để có thể di chuyển xuống phổi gây ra các tổn thương nặng nề ở phổi như viêm phổi, đông đặc phổi.
Nên dùng lọ nhỏ vài ba giọt vào mũi.
Vậy bạn vệ sinh mũi như thế nào để đạt được mục đích trên? Bạn có thể làm loãng nồng độ virus trong niêm mạc mũi bằng các cách như sau:
– Các thuốc sát khuẩn có bán sẵn trên thị trường, và bạn sử dụng giống như hướng dẫn trên tờ hướng dẫn sử dụng được đăng kí, có thể sử dụng thuốc lâu dài nếu là các thuốc có thành phần là nam dược như san hô xanh, thượng nhĩ tử… Bạn có thể có tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa Tai Mũi Họng trước khi sử dụng cho phù hợp (nếu có điều kiện).
– Sử dụng nước muối 0,9% dưới dạng dịch truyền hoặc các lọ nhỏ tùy theo nhu cầu của bạn. Tất nhiên bạn cũng cần lưu ý các đối tượng không được sử dụng nước muối để xúc họng cũng như rửa mũi như những người có rối loạn hấp thu điện giải, các bệnh rối loạn chuyển hóa, tăng huyết áp, bệnh thận…
Nếu bạn không mua được các thuốc sát khuẩn, bạn có thể tự pha nước muối nhạt như nước canh, muối thường dùng là muối mỏ hoặc muối biển. Bạn có thể pha muỗng café muối trong 200ml nước sôi để nguội (nước lọc), hoặc từ 1-9g muối trong 1 lít nước tùy theo mức độ bạn thấy phù hợp với bản thân, nhất là những người có t.iền sử tăng huyết áp hoặc rối loạn điện giải, tỷ lệ này cần có sự tham khảo của bác sĩ.
2. Cách thức thực hiện vệ sinh mũi
Không nên dùng cả xilanh bơm thẳng vào mũi hoặc cho mũi vào bát nước muối pha và hít rồi xì mạnh vì làm như vậy dưới áp lực của động tác bơm rửa và hít sẽ phá vỡ các liên kết của lớp thảm nhầy trên bề mặt lông chuyển mũi, làm tổn thương các tế bào biểu mô của mũi sẽ làm cho virus dễ dàng xâm nhập vào trong các tế bào hơn và dễ gây bệnh.
Đồng thời với một lượng nước lớn vào mũi, bạn sẽ phải xì ra, động tác này tạo áp lực lớn làm một phần dịch ra phía cửa mũi trước, nhưng một phần sẽ cùng với các dị nguyên từ mũi chui vào trong các xoang và tai qua các lỗ thông. Trường hợp trẻ nhỏ mà bơm rửa như vậy, phản xạ nuốt của trẻ không kịp sẽ dẫn đến sặc dịch vào phổi (đã xảy ra một số trường hợp phải cấp cứu như trường hợp ở Bắc Ninh mà các báo đã đưa tin).
Không nên dùng cả xi lanh bơm vào mũi.
Bạn nên cho nước muối vào một lọ để nhỏ vài ba giọt vào từng mũi rồi khịt xuống họng và nhổ nhẹ nhàng ra ngoài (ở các lavabo trong nhà và xả sạch).
Bạn có thể sử dụng một số tinh dầu, lá có chứa methol… để khí dung làm sạch mũi như trầu không, bạc hà, khuynh diệp, bưởi, chanh… hoặc vỏ bưởi, vỏ chanh nhưng pha thật loãng. Bạn có thể kiểm tra bằng cách như thử ra tay vùng da mỏng nhất và không thấy mùi khó chịu bay lên mũi.
Bạn có thể đun nóng các dung dịch này, lấy giấy bìa cứng làm phễu, để mũi cách phễu 40cm và hít nhẹ nhàng, mỗi nhịp hít vào giữ khoảng 3-5 phút rồi thở ra hoặc sử dụng máy khí dung cá nhân, mỗi lần khí dung khoảng 2ml.
PGS.TS.BS. Phạm Thị Bích Đào
Bộ môn Tai Mũi Họng Trường Đại học Y Hà Nội
Trẻ tiêm vaccine có mắc Covid-19 nữa không?
Giống như người lớn, trẻ đã tiêm vaccine phòng Covid-19 vẫn có thể mắc bệnh. Song việc tiêm giúp giảm nguy cơ tiến triển nặng, nguy cơ t.ử v.ong, có thể giúp ngăn chặn các biến thể khác xuất hiện.
PGS.TS Dương Thị Hồng, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cho biết trong lịch sử tiêm chủng, không một vaccine nào đạt hiệu quả bảo vệ 100%. Điều này cũng đúng với vaccine phòng Covid-19. Đến nay, Việt Nam đã tiêm được hơn 81 triệu liều. Hiệu quả mà vaccine Covid-19 mang lại là giảm tình trạng tiến triển bệnh nặng và nguy cơ t.ử v.ong đối với những người không được tiêm vaccine so với những người được tiêm vaccine.
“Một người đã tiêm đủ 2 mũi vaccine vẫn có nguy cơ nhiễm virus SARS-CoV-2 tuy nhiên chúng tôi có hai khái nhiệm là nhiễm Covid-19 và mắc bệnh trầm trọng. Tiêm rồi vẫn có nguy cơ nhiễm nhưng tiến triển nặng giảm đi rất nhiều, nguy cơ t.ử v.ong giảm đi rõ rệt. Với tất cả vaccine phòng Covid-19 cho đến hiện nay Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), các nhà sản xuất và các quốc gia đều đưa ra nhận định này đó một cách thuyết phục”, TS Hồng phân tích.
Nhấn để phóng to ảnh
TPHCM là địa phương đầu tiên trên cả nước tiến hành tiêm vaccine phòng Covid-19 cho trẻ 12-17 t.uổi (Ảnh: Hải Long)
Theo chuyên gia, với t.rẻ e.m, điều này cũng không ngoại lệ. Có thể trẻ tiêm nhưng vẫn có nguy cơ lây nhiễm Covid-19. Khi chúng ta đã đạt được miễn dịch cộng đồng ở mức trên 70% dân số được tiêm vaccine (Việt Nam đặt mục tiêu 90-95%) thì cộng đồng được bảo vệ. Vì thế, việc trẻ nào đó mắc bệnh thì cộng đồng vẫn được bảo vệ.
“Tới đây khi triển khai tiêm vaccine đầy đủ các mũi, cộng với việc sẽ có các mũi tiêm nhắc nếu cần thiết theo khuyến cáo của WHO và các quốc gia thì chúng ta mong muốn không chỉ tiếp tục duy trì cho trẻ được đi học mà việc giãn cách xã hội được giảm thiểu đến mức thấp nhất như Bộ Y tế hướng dẫn”, TS Hồng nói.
“Hiện nay, nếu dịch xảy ra ở những tỉnh, thành phố có độ bao phủ vaccine cao thì việc khoanh vùng sẽ rất nhỏ, từng hộ gia đình, cụm làng xóm, không giãn cách rộng như thời gian trước đây. Lý do vì đã có vaccine, chúng ta đảm bảo được miễn dịch cộng đồng”, TS Hồng cho biết thêm.
Theo CDC Hoa Kỳ, tiêm vaccine Covid-19 có thể giúp bảo vệ trẻ không mắc bệnh. Thông tin ban đầu cho thấy vaccine có thể giúp ngăn mọi người lây lan bệnh cho người khác. Chúng cũng có thể giúp con bạn không bị ốm nặng ngay cả khi chúng mắc bệnh.
Nhấn để phóng to ảnh
Tiêm vaccine phòng Covid-19 cho trẻ tại TPHCM (Ảnh: Quang Minh).
Theo Trung tâm y tế John Hopkins (Hoa Kỳ), vaccine có thể giúp ngăn ngừa t.rẻ e.m mắc Covid-19. Đôi khi trẻ mắc Covid-19 nhẹ hơn ở người lớn, nhưng một số trẻ mắc bệnh có thể bị viêm phổi nặng, ốm nặng và cần nhập viện. Điều này đặc biệt quan trọng cần ghi nhớ đối với biến thể Delta, biến thể này dễ lây lan hơn các biến thể coronavirus khác.
Bên cạnh đó, các loại vaccine hiện tại vẫn có hiệu quả trong việc ngăn ngừa bệnh nặng do biến thể Delta của virus gây ra. T.rẻ e.m cũng có thể có các biến chứng như hội chứng viêm đa hệ thống và cần phải chăm sóc đặc biệt hoặc các triệu chứng kéo dài ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh thần của trẻ. Virus có thể gây t.ử v.ong ở t.rẻ e.m, mặc dù trường hợp này hiếm hơn so với người lớn.
Vaccine giúp ngăn ngừa hoặc giảm sự lây lan của Covid-19. Giống như người lớn, t.rẻ e.m cũng có thể truyền virus cho người khác nếu chúng bị nhiễm, ngay cả khi chúng không có triệu chứng. Tiêm vaccine Covid-19 có thể bảo vệ trẻ và những người khác, giảm nguy cơ trẻ truyền virus cho người khác, bao gồm cả các thành viên trong gia đình và bạn bè, những người có thể dễ bị hậu quả nặng nề hơn của bệnh Covid-19.
Tiêm vaccine Covid-19 có thể giúp ngăn chặn các biến thể khác xuất hiện. Các trường hợp mắc bệnh Covid-19 đang gia tăng ở t.rẻ e.m và biến thể Delta dường như đang đóng một vai trò nào đó. Giảm sự lây truyền của virus bằng cách tiêm vaccine cũng làm giảm khả năng virus đột biến thành các biến thể mới, thậm chí có thể nguy hiểm hơn. Tuy nhiên, virus có thể lây truyền dễ dàng giữa t.rẻ e.m và người lớn chưa được tiêm chủng, khiến các biến thể mới xuất hiện.
Trong tháng 11, Việt Nam sẽ triển khai tiêm mũi một vaccine phòng Covid-19 cho trẻ song không triển khai đồng loạt mà theo tiến độ tiêm cho người lớn, tiến độ cung ứng vaccine.
Tỉnh nào đã đạt tỷ lệ bao phủ vaccine cho người từ 18 t.uổi trở lên (80% người trên 18 t.uổi được tiêm ít nhất một mũi, 50% người từ 50 t.uổi trở lên được tiêm 2 mũi) thì mới tiến hành tiêm vaccine cho trẻ. Theo đó, sẽ ưu tiên cho địa phương đang có dịch, đang bị giãn cách xã hội, có mật độ dân cư tập trung, nguy cơ lây nhiễm cao.
Tỉnh nào chưa đạt tỷ lệ bao phủ vaccine cho người lớn thì vẫn tiếp tục ưu tiên cho nhóm này.