Chị Trần Hải An (32 t.uổi), nhân viên văn phòng tại TP.HCM chia sẻ, sau khi khỏi Covid-19 gần 3 tháng, chị làm việc kém năng suất, uể oải đến mức muốn nghỉ việc.
Theo đó, chị An nhiễm Covid-19 vào tháng 12/2021 mức độ nhẹ, có nhiều triệu chứng như sốt, đau nhức, mất mùi vị, mất ngủ kéo dài. Chị không sử dụng thuốc kháng virus và khỏi bệnh sau 1 tuần. Khoảng 1 tháng sau, sức khỏe chị dần ổn định.
Thế nhưng, chị An thường xuyên rơi vào trạng thái uể oải, chán nản, quên trước quên sau. Một báo cáo trước đây chỉ trong vòng 3-4 giờ chị hoàn thành một cách mạch lạc. Thì nay, chị tốn đến 2 ngày mới có thể kết thúc. Mức độ tập trung giảm rõ rệt.
Đỉnh điểm là khi sếp giao việc này chị lại nhớ nhầm và đi làm việc khác. Lịch tiêm vắc xin cho con được tổng đài nhắn tin báo trước 2 ngày, nhưng chị cũng lỡ hẹn.
Mất tập trung, giảm trí nhớ sau khi mắc Covid-19 ảnh hưởng nhiều đến công việc.
“Tôi chỉ muốn dừng công việc hiện tại để nghỉ ngơi hoàn toàn 1-2 tuần. Nhiều hôm không ngủ được nhưng cũng không thể tập trung làm gì, sáng hôm sau lại uể oải.
Tôi không biết chính xác vấn đề nằm ở tâm lý hay là thực sự Covid-19 vẫn ảnh hưởng đến tận bây giờ”, chị An mệt mỏi nói.
Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Như Vinh, Trưởng khoa Thăm dò chức năng hô hấp, Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM cho biết, rất có thể những dấu hiệu trên là tình trạng sương mù não hậu Covid-19.
“Não giống như bị sương che phủ, làm cho nó hoạt động không còn mạch lạc”, bác sĩ Vinh lý giải.
Biểu hiện phổ biến nhất là người bệnh khó đưa ra quyết định. Ví dụ, khi đi vào quán nước và được hỏi uống gì, người bệnh sẽ mất thời gian để suy nghĩ nên uống cà phê sữa hay cà phê đen.
“Bình thường họ nhanh chóng lựa chọn nhưng bây giờ lại khó khăn hơn. Người bị sương mũ não cứ bị quẩn quanh trong suy nghĩ, không đưa ra được quyết định dứt khoát”, bác sĩ Nguyễn Như Vinh nói.
Biểu hiện tiếp theo là hay quên và khó tập trung khiến cho người bệnh ảnh hưởng đến công việc, cuộc sống hàng ngày.
Những vấn đề trên hoàn toàn khác với hậu quả mà tâm lý lo lắng gây ra. Theo bác sĩ Vinh, tâm lý có thể khiến người đã khỏi Covid-19 bị hồi hộp, mất ngủ, choáng váng… chứ không gây ra hay quên, mất tập trung hay khó đưa ra quyết định.
Mặc dù vậy, hiện nay không có một xét nghiệm nào có thể xác định người bệnh có phải bị sương mù não hậu Covid-19 hay không. Các bác sĩ thông qua việc hỏi bệnh và lời khai của bệnh nhân để nhận định, đ.ánh giá tình trạng để đưa ra lời khuyên cụ thể.
Bác sĩ Vinh cũng cho biết, thực tế ghi nhận bệnh nhân hậu Covid-19 thường gặp phải ho nhiều, khó thở khi gắng sức, hụt hơi, hồi hộp, mất ngủ nhiều hơn là sương mù não.
Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Như Vinh khám và tư vấn cho người bệnh.
Trong khi đó, tiến sĩ, bác sĩ, Lê Thị Thu Hương, Trưởng khoa Nội hô hấp, Bệnh viện Nhân dân Gia Định cho rằng, một số người từng mắc Covid-19 có thể bị giảm trí nhớ và mất khả năng tập trung. Hầu hết sẽ phục hồi mà không bị ảnh hưởng lâu dài.
Ở bệnh nhân bị Covid-19 nặng hoặc có vấn đề về trí nhớ trước đó, mức độ sẽ nặng hơn.
Để khắc phục, bác sĩ Hương khuyên người bệnh nên nhờ gia đình và bạn bè hỗ trợ bằng cách nhắc nhở thực hiện công việc, hoặc ghi lại trong sổ tay, điện thoại các công việc cần làm, các sự kiện cần nhớ.
Ngoài ra, người bệnh nên điều chỉnh lại các hoạt động hàng ngày như làm việc vừa sức, sắp xếp các công việc theo thứ tự ưu tiên, giảm bớt công việc không cần thiết, nghỉ ngơi hợp lý, tránh lo lắng, tập thở và thư giãn.
“Nếu tình trạng vẫn không cải thiện sau một thời gian thì người bệnh nên thu xếp đi khám bác sĩ”, bác sĩ Hương nói.
Các bác sĩ khuyến cáo, trong giai đoạn hậu nhiễm, người dân nên tăng cường vận động nhằm giảm căng thẳng, hạn chế xem tivi, hạn chế dùng đồ uống có chất kích thích như bia rượu, cà phê.
Đặc biệt, với những người gặp biểu hiện của sương mù não cần cân bằng chế độ làm việc – nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc, chể độ ăn nhiều rau, hoa quả, dầu oliu, lạc, đậu, giúp cải thiện trí nhớ. Lựa chọn thực phẩm giàu a-xit béo omega, tốt cho tế bào thần kinh.
Trong trường hợp dùng thuốc, nhất định phải có tư vấn và chỉ định của bác sĩ sau khi thăm khám, không tự ý bổ sung vitamin hay các loại thuốc được quảng cáo trên internet.
Tuy nhiên, các bác sĩ cũng cảnh báo không phải ai từng mắc Covid-19 cũng bị hậu Covid-19. Thực tế, chỉ khi nào có triệu chứng, người bệnh mới cần đi khám. Riêng vấn đề về tâm lý tâm thần, bệnh nhân cần cởi mở chia sẻ với chuyên viên tâm lý để tháo gỡ những nút thắt, giải tỏa căng thẳng và áp lực.
3 thói quen ngủ không tốt có thể dẫn đến tăng cân
Bạn có biết rằng có một số thói quen ngủ không tốt mà bạn đang làm có thể dẫn đến tăng cân?
Ngủ ít hơn 6 giờ mỗi đêm
Chắc chắn có mối liên hệ giữa việc ngủ không đủ giấc và những biến đổi tiêu cực trong quá trình trao đổi chất của bạn.
Các nghiên cứu thực sự chỉ ra rằng thiếu ngủ có liên quan đến béo phì.
Theo Mayo Clinic, điều này có thể liên quan đến thực tế là số lượng cơn đau mắt đỏ bạn có – hoặc không có – có thể ảnh hưởng đến hai loại hormone trong cơ thể bạn, leptin và ghrelin, có tác dụng kiểm soát cảm giác đói.
Ngủ ít hơn 6 giờ mỗi đêm có thể dẫn đến tăng cân. Ảnh SHUTTERSTOCK
Tiến sĩ, bác sĩ Juan Rivera (Mỹ) cảnh báo điều quan trọng là không được ngủ ít hơn 6 giờ mỗi đêm. Bất cứ điều gì ít hơn khoảng thời gian đó đều có thể dẫn đến tăng cân.
Vì vậy, nếu bạn không được nghỉ ngơi liên tục 6 giờ trở lên, đó có thể là lý do khiến cân nặng của bạn tăng lên, theo Eat This, Not That!
Đi ngủ ngay sau khi ăn
Một thói quen xấu khác mà bạn có thể đã quen đi ngủ ngay sau khi ăn tối. Tiến sĩ Rivera cảnh báo rằng việc gối đầu lên ngay sau khi ăn tối có hai tác động tiêu cực.
Nó không chỉ ngăn bạn đốt cháy lượng calo bạn vừa tiêu thụ mà việc đi ngủ ngay sau khi ăn cũng có thể gây ra trào ngược axit.
Tình trạng đầy bụng này có thể gây ra phản ứng dây chuyền, vì trào ngược axit có thể ngăn cản một giấc ngủ ngon, do đó có thể khiến bạn tăng cân.
Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, là bạn không nên uống rượu trước khi đi ngủ.
Bạn có thể thư giãn và xả hơi sau một ngày dài làm việc. Nhưng việc uống đồ uống có cồn yêu thích của bạn có thể chỉ cung cấp cho cơ thể bạn lượng calo rỗng.
Tiến sĩ Rivera nói: “Mặc dù nó có thể làm bạn buồn ngủ, nhưng nó làm xấu đi chất lượng của giấc ngủ”, theo Eat This, Not That!