Lo lắng vì sốt kéo dài khi mắc Covid-19: Bác sĩ mách cách xử trí

Theo các bác sĩ sốt là phản ứng thông thường của cơ thể thậm chí khi bạn nhiễm Covid-19 mà bị sốt thì đừng quá lo.

lo lang vi sot keo dai khi mac covid 19 bac si mach cach xu tri 9e0 6313005

Xử lý sốt

Theo BS Nguyễn Huy Hoàng – Trung tâm oxy cao áp Việt Nga, Bộ Quốc phòng, mỗi ngày anh vẫn tiếp tục tư vấn cho hàng trăm F0 và nhiều người rất lo lắng khi bị sốt, thậm chí uống thuốc hạ sốt sau đó lại sốt lại.

BS Hoàng cho rằng thực ra khi bị sốt thì bạn nên mừng vì hệ miễn dịch của mình vẫn hoạt động tốt.

Còn những người già yếu, nhiều bệnh nền, người đang dùng thuốc ức chế miễn dịch, dùng corticoid lâu ngày (viêm cầu thận, lupus, viêm đa khớp dạng thấp, ghép tạng…), bệnh nhân ung thư thì cho dù virus đang nhân lên mạnh mẽ trong cơ thể thì họ vẫn không sốt do miễn dịch yếu.

Tuy nhiên, nếu bạn là F0 mà bị sốt cao quá thì sẽ khiến cơ thể mệt mỏi do mất nước, mất điện giải… Sốt còn gây ra tình trạng đau đầu, mất ngủ, ăn kém, gây co giật ở t.rẻ e.m… Vì thế, nếu bị sốt cao thì chúng ta vẫn cần hạ sốt để làm cho cơ thể dễ chịu.

BS Hoàng cho biết đơn giản nhất để hạ sốt là dùng thuốc có chứa paracetamol, liều dùng tùy theo lứa t.uổi. Thành phần đều là paracetamol nhưng tên gọi thì rất nhiều, tùy theo nhà sản xuất khác nhau như Hapacol đến Efferalgan, Panadol, Tylenol… và hàng trăm tên gọi khác. Về cơ bản thì paracetamol an toàn, nhưng với một số ít người thì paracetamol lại gây độc với gan và khi dùng nhiều có thể gây suy gan.

lo lang vi sot keo dai khi mac covid 19 bac si mach cach xu tri e3b 6313005

BS Hoàng tư vấn qua điện thoại cho các F0.

Nếu không dùng được paracetamol thì có thể dùng ibuprofen, hàm lượng 200 hoặc 400mg. Cũng như paracetamol, có vài chục tên thuốc khác nhau chứa thành phần ibuprofen.

Ngoài dùng thuốc hạ sốt theo hướng dẫn, người bệnh cần bù đủ nước và điện giải để cơ thể đỡ mệt mỏi. Điện giải ở đây chủ yếu là kali, natri và clo, tức kali và muối ăn.

Cách đơn giản bù điện giải đó là uống oresol, các gói bổ sung điện giải, nước dừa, nước cháo, chanh muối… Đây đều là những sản phẩm thông dụng, dễ tìm.

Vì sao sốt kéo dài?

Với những người bị sốt khi mắc Covid-19, thậm chí sốt tới 10 ngày vẫn chưa dứt sốt, bác sĩ Hoàng cho biết có thể xảy ra ba trường hợp sau.

Thứ nhất, F0 bị sốt virus do SARS-CoV-2:

Bạn nên làm test PCR hoặc test nhanh, trường hợp chỉ số Ct thấp hoặc vạch test (T) đậm, có nghĩa là virus vẫn còn nhiều, có thể phải tiếp tục dùng thuốc kháng virus. Ở Việt Nam hiện nay, có thể dùng molnupiravir theo chương trình thử nghiệm (5 ngày) hoặc favipiravir .

Thứ hai, sốt do nhiễm vi khuẩn:

Những người bình thường dễ viêm họng, viêm a-mi-đan, viêm phế quản… thì khi mắc Covid-19 cũng dễ bị nhiễm vi khuẩn. Tuy nhiên, việc xác định cơ thể có bị nhiễm khuẩn hay chưa cũng không dễ dàng.

Nếu bệnh nhân vẫn sốt kéo dài không dứt, test nhanh vạch T mờ, không bị đau nhức cơ khớp thì nhiều khả năng là sốt do vi khuẩn. Lúc này cần tham khảo ý kiến bác sĩ để sử dụng kháng sinh.

Để an toàn, bạn có thể làm xét nghiệm công thức m.áu để xem bạch cầu có tăng hay không. Bạch cầu có nhiều loại, khi nhiễm khuẩn thì lượng bạch cầu hạt hay bạch cầu đa nhân trung tính sẽ tăng. Xét nghiệm CRP cũng có thể đ.ánh giá việc có nhiễm khuẩn hay không. Đặc biệt, có một xét nghiệm rất tốt để đ.ánh giá tình trạng nhiễm khuẩn là procalcitonin (PCT). Thậm chí, chỉ cần dựa vào chỉ số PCT cũng có thể quyết định dùng hay không dùng kháng sinh, với liều lượng như thế nào, có phải nhập viện cấp cứu (nhiễm khuẩn huyết) hay không.

Lưu ý, một khi đã dùng kháng sinh, cần dùng liều đủ mạnh, sau đó có thể giảm dần liều. Dùng kháng sinh cũng khiến hệ vi khuẩn ruột bị tổn thương nên phải bổ sung men tiêu hóa. Sử dụng kháng sinh không đúng cách có thể dẫn đến nhờn thuốc nên cần hết sức lưu ý.

Thứ ba, sốt do nhiễm virus khác

Test nhanh vạch T mờ hoặc không lên, xét nghiệm không thấy nhiễm khuẩn. Trường hợp này có thể là do nhiễm loại virus khác, không phải SARS-CoV-2. Đây là tình huống khá phổ biến, không hề hiếm gặp. Bệnh nhân thường có triệu chứng chảy nước mũi, đau cơ khớp, ớn lạnh…

Lúc này bệnh nhân sốt như cảm cúm thông thường và chỉ cần điều trị triệu chứng và đợi đến khi hết sốt. Trong các trường hợp này có thể dùng Tamiflu hoặc Arbidol, tuy nhiên có thể không thực sự hiệu quả.

Ngoài việc xử lý sốt, người bệnh vẫn cần phải súc họng bằng nước muối sinh lý và povidone iodin 1% hoặc chlorhexidin gluconat 0,12-0,2%, đo SpO2 thường xuyên để báo cáo với cơ quan y tế kịp thời.

Trẻ tiêm vaccine có mắc Covid-19 nữa không?

Giống như người lớn, trẻ đã tiêm vaccine phòng Covid-19 vẫn có thể mắc bệnh. Song việc tiêm giúp giảm nguy cơ tiến triển nặng, nguy cơ t.ử v.ong, có thể giúp ngăn chặn các biến thể khác xuất hiện.

PGS.TS Dương Thị Hồng, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cho biết trong lịch sử tiêm chủng, không một vaccine nào đạt hiệu quả bảo vệ 100%. Điều này cũng đúng với vaccine phòng Covid-19. Đến nay, Việt Nam đã tiêm được hơn 81 triệu liều. Hiệu quả mà vaccine Covid-19 mang lại là giảm tình trạng tiến triển bệnh nặng và nguy cơ t.ử v.ong đối với những người không được tiêm vaccine so với những người được tiêm vaccine.

“Một người đã tiêm đủ 2 mũi vaccine vẫn có nguy cơ nhiễm virus SARS-CoV-2 tuy nhiên chúng tôi có hai khái nhiệm là nhiễm Covid-19 và mắc bệnh trầm trọng. Tiêm rồi vẫn có nguy cơ nhiễm nhưng tiến triển nặng giảm đi rất nhiều, nguy cơ t.ử v.ong giảm đi rõ rệt. Với tất cả vaccine phòng Covid-19 cho đến hiện nay Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), các nhà sản xuất và các quốc gia đều đưa ra nhận định này đó một cách thuyết phục”, TS Hồng phân tích.

tre tiem vaccine co mac covid 19 nua khong 3b5 6135183

Nhấn để phóng to ảnh

TPHCM là địa phương đầu tiên trên cả nước tiến hành tiêm vaccine phòng Covid-19 cho trẻ 12-17 t.uổi (Ảnh: Hải Long)

Theo chuyên gia, với t.rẻ e.m, điều này cũng không ngoại lệ. Có thể trẻ tiêm nhưng vẫn có nguy cơ lây nhiễm Covid-19. Khi chúng ta đã đạt được miễn dịch cộng đồng ở mức trên 70% dân số được tiêm vaccine (Việt Nam đặt mục tiêu 90-95%) thì cộng đồng được bảo vệ. Vì thế, việc trẻ nào đó mắc bệnh thì cộng đồng vẫn được bảo vệ.

“Tới đây khi triển khai tiêm vaccine đầy đủ các mũi, cộng với việc sẽ có các mũi tiêm nhắc nếu cần thiết theo khuyến cáo của WHO và các quốc gia thì chúng ta mong muốn không chỉ tiếp tục duy trì cho trẻ được đi học mà việc giãn cách xã hội được giảm thiểu đến mức thấp nhất như Bộ Y tế hướng dẫn”, TS Hồng nói.

“Hiện nay, nếu dịch xảy ra ở những tỉnh, thành phố có độ bao phủ vaccine cao thì việc khoanh vùng sẽ rất nhỏ, từng hộ gia đình, cụm làng xóm, không giãn cách rộng như thời gian trước đây. Lý do vì đã có vaccine, chúng ta đảm bảo được miễn dịch cộng đồng”, TS Hồng cho biết thêm.

Theo CDC Hoa Kỳ, tiêm vaccine Covid-19 có thể giúp bảo vệ trẻ không mắc bệnh. Thông tin ban đầu cho thấy vaccine có thể giúp ngăn mọi người lây lan bệnh cho người khác. Chúng cũng có thể giúp con bạn không bị ốm nặng ngay cả khi chúng mắc bệnh.

tre tiem vaccine co mac covid 19 nua khong a1c 6135183

Nhấn để phóng to ảnh

Tiêm vaccine phòng Covid-19 cho trẻ tại TPHCM (Ảnh: Quang Minh).

Theo Trung tâm y tế John Hopkins (Hoa Kỳ), vaccine có thể giúp ngăn ngừa t.rẻ e.m mắc Covid-19. Đôi khi trẻ mắc Covid-19 nhẹ hơn ở người lớn, nhưng một số trẻ mắc bệnh có thể bị viêm phổi nặng, ốm nặng và cần nhập viện. Điều này đặc biệt quan trọng cần ghi nhớ đối với biến thể Delta, biến thể này dễ lây lan hơn các biến thể coronavirus khác.

Bên cạnh đó, các loại vaccine hiện tại vẫn có hiệu quả trong việc ngăn ngừa bệnh nặng do biến thể Delta của virus gây ra. T.rẻ e.m cũng có thể có các biến chứng như hội chứng viêm đa hệ thống và cần phải chăm sóc đặc biệt hoặc các triệu chứng kéo dài ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh thần của trẻ. Virus có thể gây t.ử v.ong ở t.rẻ e.m, mặc dù trường hợp này hiếm hơn so với người lớn.

Vaccine giúp ngăn ngừa hoặc giảm sự lây lan của Covid-19. Giống như người lớn, t.rẻ e.m cũng có thể truyền virus cho người khác nếu chúng bị nhiễm, ngay cả khi chúng không có triệu chứng. Tiêm vaccine Covid-19 có thể bảo vệ trẻ và những người khác, giảm nguy cơ trẻ truyền virus cho người khác, bao gồm cả các thành viên trong gia đình và bạn bè, những người có thể dễ bị hậu quả nặng nề hơn của bệnh Covid-19.

Tiêm vaccine Covid-19 có thể giúp ngăn chặn các biến thể khác xuất hiện. Các trường hợp mắc bệnh Covid-19 đang gia tăng ở t.rẻ e.m và biến thể Delta dường như đang đóng một vai trò nào đó. Giảm sự lây truyền của virus bằng cách tiêm vaccine cũng làm giảm khả năng virus đột biến thành các biến thể mới, thậm chí có thể nguy hiểm hơn. Tuy nhiên, virus có thể lây truyền dễ dàng giữa t.rẻ e.m và người lớn chưa được tiêm chủng, khiến các biến thể mới xuất hiện.

Trong tháng 11, Việt Nam sẽ triển khai tiêm mũi một vaccine phòng Covid-19 cho trẻ song không triển khai đồng loạt mà theo tiến độ tiêm cho người lớn, tiến độ cung ứng vaccine.

Tỉnh nào đã đạt tỷ lệ bao phủ vaccine cho người từ 18 t.uổi trở lên (80% người trên 18 t.uổi được tiêm ít nhất một mũi, 50% người từ 50 t.uổi trở lên được tiêm 2 mũi) thì mới tiến hành tiêm vaccine cho trẻ. Theo đó, sẽ ưu tiên cho địa phương đang có dịch, đang bị giãn cách xã hội, có mật độ dân cư tập trung, nguy cơ lây nhiễm cao.

Tỉnh nào chưa đạt tỷ lệ bao phủ vaccine cho người lớn thì vẫn tiếp tục ưu tiên cho nhóm này.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *