Mắt cá chân là một trong những vị trí dễ bị bong gân nhất trên cơ thể.
Té ngã, vấp khi mang giày cao gót, chấn thương thể thao đều có thể dẫn đến bong gân mắt cá chân.
Bong gân mắt cá chân là tình trạng giãn hoặc rách dây chằng ở mắt cá chân. Bong gân có thể có mức độ nặng nhẹ khác nhau nhưng các triệu chứng chung là sưng, bầm tím, cử động khó khăn và đau khi chạm vào, theo chuyên trang sức khỏe Healthline (Mỹ).
Bong gân mắt cá chân nếu không được điều trị có thể làm tăng nguy cơ bị viêm khớp, viêm mạn tính ở mắt cá chân trong tương lai. Ảnh SHUTTERSTOCK
Những yếu tố làm tăng nguy cơ bị bong gân mắt cá chân thường là do té ngã, đi trên bề mặt gập ghềnh, trơn trượt, đi giày không vừa với kích cỡ bàn chân hoặc chấn thương khi tập luyện thể thao cường độ cao như chạy bộ, đá bóng.
Ở những trường hợp bị bong gân nhẹ, các biện pháp như chườm đá, nghỉ ngơi có thể giúp mau bình phục. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, bong gân mắt cá chân nếu không được điều trị có thể khiến tình trạng này thêm nặng.
Tại Mỹ, các thống kê cho thấy bong gân chiếm 40% tổng số ca chấn thương liên quan đến mắt cá chân. Bong gân mắt cá chân được chia làm 2 loại gồm bong gân mắt cá chân xoay ngược (bàn chân xoắn vào trong) và bong gân mắt cá chân lật ngược (bàn chân xoắn ra ngoài).
Những tổn thương này thường xuất hiện ở các dây chằng bao bọc bên ngoài mắt cá chân. Dù vậy, cơn đau bên trong mắt cá chân có thể trở nên nghiêm trọng, ảnh hưởng đến vòm bàn chân.
Bong gân mắt cá chân nếu không được điều trị có thể tiến triển nặng hơn, khiến dễ mắc một số vấn đề sức khỏe trong tương lai. Nguy cơ dễ xảy ra nhất là khiến khớp mắt cá chân bị yếu, làm tăng nguy cơ chấn thương. Đồng thời, tình trạng này sẽ đẩy rủi ro bị viêm khớp, viêm mạn tính ở mắt cá chân lên cao.
Do đó, nếu bong gân mắt cá chân kéo dài không hết thì phải đến bác sĩ kiểm tra. Đồng thời, cần có biện pháp phòng ngừa để giảm nguy cơ bong gân. Chẳng hạn, mọi người cần cẩn trọng khi chạy hay đi trên bề mặt gồ ghề, không bằng phẳng, khởi động kỹ trước khi tập luyện.
Ngoài ra, các chuyên gia cũng khuyến cáo cần mang giày vừa với kích cỡ chân, hạn chế mang giày cao gót, tập luyện phù hợp để duy trì sức mạnh và độ dẻo dai của cơ thể, theo Healthline.
Chấn thương vai và vấn đề cần lưu ý
Nếu không được chẩn đoán và điều trị đúng cách, tổn thương vùng xương khớp và cơ vai do chấn thương có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng gây ảnh hưởng chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Là một loại chấn thương thường gặp, chấn thương vai có thể xảy ra do tai nạn sinh hoạt như: bị té ngã, tai nạn, tập luyện thể thao, mang vác vật nặng… Chấn thương tại vùng vai còn gặp ở những người cử động vai liên tục, thực hiện động tác lặp đi lặp lại nhiều lần.
Một số chấn thương thường gặp ở vai
Trật khớp vai: Đây là chấn thương vùng vai rất thường gặp. Trật khớp cùng vai – đòn xảy ra khi đầu ngoài xương đòn bị bật ra khỏi vị trí tiếp khớp bình thường với mỏm cùng vai, thường do cơ chế ngã đ.ập vào nền cứng hoặc chống tay.
Khi bị trật khớp vùng vai, người bệnh cảm thấy đau dữ dội, sưng/bầm tím vùng vai, có thể lan xuống cánh tay. Đồng thời, khớp vai không di chuyển được như bình thường. Nếu trật khớp nặng, xung quanh vùng khớp tổn thương sẽ bị biến dạng, có thể nhìn thấy bằng mắt thường.
Tổn thương sụn viền khớp vai: Là một trong các chấn thương thể thao thường gặp. Tổn thương sụn viền khớp vai gồm 2 tổn thương chính là tổn thương sụn viền trên và tổn thương sụn viền trước. Sụn viền có thể bị tổn thương do các chấn thương ở khớp vai hay thoái hóa theo t.uổi tác. Khi bị tổn thương, triệu chứng của tổn thương sụn viền tương tự như các chấn thương ở khớp, xương vai khác. Người bệnh sẽ cảm thấy đau, có thể dữ dội hoặc ê ẩm tùy mức độ tổn thương và lan xuống vùng cánh tay/cẳng tay, giảm vận động, khớp vai phát tiếng lạo xạo khi cử động vai.
Gãy xương đòn: Là một loại chấn thương bả vai thường thấy. Khi bị va đ.ập vào vai hay khi bị ngã thì rất dễ dẫn tới gãy xương đòn. Việc gãy xương đòn sẽ gây nguy hiểm cũng như biến chứng nếu không chữa trị đúng cách. Các vị trí gãy phổ biến nhất ở vùng xương đòn rồi đến đầu trên xương cánh tay. Khi gãy xương, sẽ cảm nhận đau nhức dữ dội, đồng thời có dấu hiệu bầm tím xung quanh vùng chấn thương. Nếu xương đòn bị gãy, vai có thể chảy sệ và không thể nhấc cánh tay lên.
Hình ảnh gãy xương đòn, đầu xương gãy chồi lên dưới da.
Cần làm gì khi bị chấn thương?
Khi xảy ra bất kỳ tai nạn nào trong sinh hoạt, hoặc hoạt động thể thao có triệu chứng chấn thương ở vai, cần xem xét vai của mình có thể cử động cánh tay bình thường không, vai cứng, đau, hoặc không đủ vững chắc để thực hiện các hoạt động hàng ngày không… Nếu ở mức độ nhẹ, cần nghỉ ngơi và chườm lạnh vùng bị thương trong vài ngày, nếu tình trạng không thuyên giảm cần đến gặp bác sĩ để có hướng xử trí phù hợp.
Nếu ngoài các biểu hiện đau, khó chịu, cử động khó… có thêm những biểu hiện đi kèm như: khớp vai trông như bị biến dạng; không thể sử dụng vai trong mọi hoạt động dù là đơn giản nhất; đau dữ dội vùng vai; vai bị sưng đột ngột; cánh tay hoặc bàn tay bị yếu, tê cứng… thì có thể tổn thương đã ở mức độ nghiêm trọng hơn nên cần đến gặp bác sĩ ngay.
Lời khuyên thầy thuốc
Muốn phòng ngừa chấn thương, cần lưu ý hàng ngày không làm việc quá sức và nghỉ ngơi đúng cách. Chẳng hạn: đứng lên đi lại sau mỗi 1 giờ nếu làm việc trong văn phòng, chọn ghế làm việc có điểm tựa lưng tốt, massage vùng cổ vai gáy nếu vùng này có dấu hiệu đau nhức, mỏi, sưng…
Nâng vật nặng ở tư thế đúng: Đối mặt với vật cần nâng, giữ thẳng lưng và uốn cong đầu gối để sử dụng sức mạnh của chân thay vì dồn ép lên vai. Khi với vật nặng ở trên cao quá đầu, hãy sử dụng ghế hoặc thang.
Duy trì lối sống, sinh hoạt lành mạnh bằng cách tuân thủ chế độ ăn uống khoa học và tập thể dục thường xuyên. Việc tiêu thụ thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất sẽ giữ cho xương khớp khỏe mạnh, dẻo dai để hạn chế chấn thương. Trong khi đó, tập thể dục thường xuyên là cách rèn luyện khớp và cơ bắp.
Khi luyện tập thể thao, cần khởi động trước khi tập luyện. Việc không khởi động cẩn thận chính là nguyên nhân dẫn đến các chấn thương vai khi chơi thể thao. Không chỉ vậy, bỏ qua các bài tập khởi động còn khiến các khớp vai đau nhức, làm giảm hiệu suất khi chơi thể thao.
Nếu không thực hiện bất kỳ hoạt động thể chất nào trong một thời gian dài, hãy bắt đầu từ từ, sau đó tăng dần cường độ và thời gian tập luyện. Tránh tập luyện với cường độ cao đột ngột vì dễ dẫn đến chấn thương. Tập đúng kỹ thuật đối với các bài tập nặng. Nếu cần, hãy nhờ đến sự trợ giúp của huấn luyện viên…