Ho là một triệu chứng thường gặp ở t.rẻ e.m với nhiều nguyên nhân khác nhau, thường liên quan với các bệnh đường hô hấp trên.
Tuy nhiên, đôi khi trẻ ho kéo dài lại là một quá trình nghiêm trọng hơn. Chính vì vậy, nhận biết nguyên nhân gây ho để chăm sóc đúng cách là vô cùng quan trọng.
1. Nguyên nhân làm trẻ ho kéo dài
Ho kéo dài do nhiều nguyên nhân khác nhau, không chỉ do phổi mà còn có thể do những bệnh ngoài phổi như viêm mũi xoang, viêm tai, trào ngược dạ dày – thực quản, bệnh tim mạch, ho do thuốc, thậm chí do tâm lý… Trong đó cần đặc biệt lưu ý đến bệnh lao và hen suyễn.
Tuỳ ở độ t.uổi khác nhau mà các nguyên nhân gây ho kéo dài cũng khác nhau:
Nếu như ở trẻ nhũ nhi thì ho kéo dài thường do n.hiễm t.rùng (virus hô hấp, ho gà, nhiễm vi khuẩn không điển hình, lao…), hen phế quản, dị tật đường hô hấp, bệnh tim bẩm sinh, trào ngược dạ dày – thực quản.Đối với trẻ nhỏ ho kéo dài thường do các nguyên nhân là hen phế quản, trào ngược dạ dày – thực quản, tăng mẫn cảm phế quản sau nhiễm virus đường hô hấp, dị vật đường thở bỏ quên.Ở trẻ lớn hơn ho kéo dài thường do nguyên nhân của các bệnh lao, hen phế quản, hội chứng chảy mũi sau, giãn phế quản, ho do tâm lý.
Ho là một triệu chứng thường gặp ở t.rẻ e.m với nhiều nguyên nhân khác nhau.
2. Ho và cách nhận biết nguyên nhân
– Nếu trẻ ho có đờm thì nhiều khả năng có nguyên nhân ho dị ứng, hen…
– Nếu trẻ ho có cơn đỏ mặt thì nguyên nhân thường do ho gà, dị vật đường thở, ho do vi khuẩn không điển hình như Mycoplasma, Chlamydia….
– Nếu trẻ ho về đêm thường do các nguyên nhân viêm mũi xoang, hen…
– Nếu trẻ ho sau khi bú, sau khi ăn, ho khi nằm thường do các nguyên nhân của trào ngược dạ dày – thực quản.
– Nếu trẻ ho sau vận động – gắng sức ví dụ như nô đùa, chạy nhảy, leo cầu thang… thì ho do nguyên nhân bệnh hen.
– Nếu trẻ chỉ ho lúc thức mà không bao giờ ho lúc ngủ rất nhiều khả năng nguyên nhân gây ho do tâm lý.
Ho kéo dài thường do nhiều nguyên nhân khác nhau.
3. Cách chăm sóc trẻ ho tại nhà
Nhiều mẹ thấy trẻ ho thì rất lo lắng, câu hỏi đặt ra là trường hợp ho nào của trẻ có thể áp dụng cách trị ho và chăm sóc tại nhà. Ho có nhiều nguyên nhân, do đó nếu khi trẻ ho do cảm lạnh kèm sổ mũi, không sốt hoặc sốt nhẹ nhưng trẻ vẫn ăn uống chơi đùa bình thường, không nôn ói thì cha mẹ có thể để trẻ ở nhà theo dõi và chăm sóc.
– Cha mẹ cũng nên cho trẻ uống nhiều nước cam, chanh hoặc ăn trái cây tươi.
– Nấu cháo, súp để trẻ dễ ăn hơn.
– Theo dõi nhiệt độ của trẻ thường xuyên và ưu tiên sử dụng các thuốc thảo dược để làm giảm ho ở trẻ và tăng khả năng phòng ngừa đợt bệnh sau.
– Nếu trẻ đỡ ho và ăn uống vui chơi bình thường thì trẻ có thể khỏi bệnh trong vòng 1 tuần.
– Trường hợp ho ở trẻ cần đến cơ sở y tế để thăm khám và điều trị đó là những trường hợp trẻ ho có đờm, kéo dài do cảm lạnh, điều trị tại nhà không cải thiện cha mẹ nên đưa trẻ đến khám tại viện.
Tất cả các nguyên nhân gây ho ở trẻ không do cảm lạnh đều phải đến khám và nhận ý kiến tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa, như ho gà, viêm nhiễm khuẩn hô hấp, trào ngược dạ dày…
Khi trẻ bị ho, cha mẹ cần tìm hiểu nguyên nhân gây ho của trẻ để chăm sóc cho trẻ hiệu quả.
4. Trẻ ho kéo dài khi nào cần nhập viện?
Câu hỏi của nhiều cha mẹ đặt ra nếu trẻ ho kéo dài khi nào cần phải tới khám bệnh. Trước hết cần lưu ý khi trẻ có tình trạng ho kéo dài đều nên được đi khám và xét nghiệm đầy đủ để xác định nguyên nhân.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp trẻ có các dấu hiệu cảnh báo như: Trẻ ho có kèm theo các biểu hiện khó thở, ho ra m.áu, ho khởi phát đột ngột sau khi trẻ ăn hay chơi (gợi ý dị vật đường thở). Ho kèm sốt cao, ho khạc đờm đặc, màu xanh – vàng, có mùi hôi… cần phải đưa trẻ đi khám ngay.
Những trẻ có một số triệu chứng gợi ý các nguyên nhân đặc biệt khác như: Ho có đờm kéo dài, thở khò khè (gợi ý hen suyễn), ho kèm sụt cân, đổ mồ hôi về chiều (gợi ý lao), khó ăn/bú – khó nuốt… cũng cần đi khám càng sớm càng tốt.
Tóm lại: Khi trẻ bị ho, cha mẹ không nên quá lo lắng mà cần tìm hiểu nguyên nhân gây ho của trẻ để chăm sóc cho trẻ hiệu quả. Nhiều khi trẻ chỉ đơn thuần là ho gió, ho cảm chút xíu thì không sao, có thể để cho trẻ ho vì ho này chỉ là bộc phát, sẽ rất nhanh khỏi.
Và điều quan trọng, hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại thuốc điều trị ho cho trẻ khác nhau, cha mẹ không nên tự ý mua thuốc ho điều trị cho trẻ, nhất là không dùng thuốc ho của người lớn cho t.rẻ e.m. Vì nếu dùng không đúng và dùng các thuốc có chứa chất an thần, chất kháng Histamine, Corticoid… sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ, trong đó có thể ảnh hưởng đến hệ thần kinh, phổi và tim mạch của trẻ…
Trong trường hợp trẻ bị ho không đỡ ngày một nặng, ho kèm theo các biểu hiện bất thường… phải đưa trẻ đến ngay bệnh viện hoặc các cơ sở khám chữa bệnh gần nhất để được khám và điều trị.
BS. Trần Anh Tuấn
Một số người chưa mắc COVID-19 đã mua thuốc về uống, bác sĩ nói ‘không nên’
Hiện nay có một số gia đình tích trữ sẵn các thuốc dự phòng và chia sẻ cho nhau sử dụng.
Đã có F1 sử dụng corticoid và xuất hiện triệu chứng đau bụng, nóng rát thượng vị. Việc sử dụng thuốc tùy tiện có thể gây biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe.
Cán bộ y tế phường Ô Chợ Dừa cấp phát túi thuốc A cho bệnh nhân COVID-19 điều trị tại nhà – Ảnh: HÀ QUÂN
Đó là khuyến cáo của bác sĩ Lê Xuân Thắng – khoa nội tiêu hóa, Bệnh viện Quân y 103. Bác sĩ Thắng cho biết hiện nay, một số gia đình đang tích trữ sẵn các thuốc dự phòng trong đó có corticoid và paracetamol và sử dụng khi không có triệu chứng bệnh.
Gia đình chị T.N.T. (quận Hà Đông, Hà Nội) có 4 người, 1 người đã nhiễm COVID-19. “Chồng tôi nhiễm COVID-19 và điều trị tại nhà. Chồng tôi được cán bộ phường phát túi thuốc A. Do sợ sẽ lây nhiễm nên tôi cũng dùng chung gói thuốc dù không có triệu chứng. Sau đó xuất hiện hiện tượng đau bụng”, chị T. nói.
Sau đó, chị T. đã được bác sĩ Thắng tư vấn dùng thuốc dạ dày để hỗ trợ, tình trạng đã được cải thiện.
Bác sĩ Thắng chia sẻ, những ngày vừa qua, khi tham gia vào nhóm tư vấn cho F0 điều trị tại nhà của các bác sĩ quân y, đã nhận được nhiều cuộc điện thoại nhờ tư vấn với tình trạng bệnh nhân bị đau bụng, nóng rát thượng vị.
“Sau khi thăm hỏi thì được biết F0 không có triệu chứng cũng tự dùng thuốc và chia sẻ cho F1 dùng cùng để dự phòng nhiễm. Việc tự chia sẻ đơn thuốc để dùng chung như vậy rất nguy hiểm”, bác sĩ Thắng chia sẻ.
Theo kinh nghiệm điều trị, bác sĩ Thắng đã từng tiếp nhận bệnh nhân thủng dạ dày do uống paracetamol quá liều. Bởi vậy, việc dùng thuốc phải được hướng dẫn của bác sĩ. Như paracetamol chỉ uống khi sốt trên 38,5 độ C hoặc đau đầu trong thời gian dài. Và chỉ uống mỗi 4-6 giờ một viên paracetamol 500mg.
“F0 khi có triệu chứng hãy xin ý kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc, F1 chỉ cần thực hiện cách ly tốt và theo dõi sức khỏe, không cần dùng thuốc.
Các gia đình có người nhiễm COVID-19 cần bình tĩnh, không nên chia sẻ các đơn thuốc cho nhau dùng và dùng không đúng có thể gây viêm dạ dày cấp, loét, thậm chí c.hảy m.áu hoặc thủng dạ dày sau dùng corticoid hay hạ sốt, giảm đau không đúng chỉ định.
Chúng ta dự phòng bằng cách thực hiện tốt khuyến cáo 5K, ăn uống đủ chất, nghỉ ngơi hợp lý, có thể bổ sung thêm vitamin C, 3B”, bác sĩ Thắng khuyến cáo.
Theo khuyến cáo của Trung tâm chống độc (Bệnh viện Bạch Mai), để sử dụng paracetamol an toàn, với người trưởng thành mỗi ngày chỉ nên dùng 2-3 viên paracetamol loại 500mg. Người bệnh cần biết rõ tên và thành phần các thuốc đang dùng và dùng đúng hướng dẫn.
Luôn kết hợp các biện pháp khác an toàn hơn để hạ sốt, giảm đau như nới rộng quần áo, chườm, tắm nước ấm, uống đủ nước… Khi bệnh không đỡ hoặc có biểu hiện bất thường thì cần tới cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra.
Với corticoid là loại thuốc làm giảm tình trạng viêm trong cơ thể. Thuốc cũng làm giảm hoạt động của hệ thống miễn dịch. Vì corticoid giúp làm giảm sưng, ngứa, mẩn đỏ và các phản ứng dị ứng, thuốc phải được bác sĩ kê đơn để điều trị bệnh nhân cụ thể, không tự ý sử dụng để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.