‘Chạy nước rút’ vì mạng sống của hàng triệu người

Kể từ năm 2000 đến nay, khoảng 66 triệu người mắc bệnh lao trên toàn cầu đã được cứu sống nhờ những nỗ lực chống lại một trong những bệnh truyền nhiễm có tỷ lệ t.ử v.ong cao nhất thế giới, được ví như “kẻ g.iết n.gười thầm lặng” này.

chay nuoc rut vi mang song cua hang trieu nguoi 43b 6370240
Bệnh lao là bệnh do vi khuẩn có hại gây ra. Vi khuẩn này thường lây nhiễm sang phổi khiến bệnh nặng thêm. Ảnh: livescience.com

Nhưng hiện mỗi ngày vẫn có gần 30.000 người mắc bệnh và hơn 4.100 người t.ử v.ong vì bệnh lao. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho rằng đại dịch COVID-19 đã làm đảo ngược những tiến bộ toàn cầu trong cuộc chiến chống bệnh lao, theo đó kêu gọi thế giới cần “chạy nước rút”, tăng cường đầu tư để tiến tới chấm dứt hoàn toàn căn bệnh này, cứu sống hàng triệu người trên thế giới không đáng phải c.hết vì bệnh lao.

Deo là một nhân viên y tế người Bhutan và làm việc cho Hiệp hội Bác sĩ châu Á (AMDA) ở Nepal. Anh được chẩn đoán mắc bệnh lao tiềm ẩn trong một cuộc kiểm tra sức khỏe khi nhập cảnh vào Mỹ năm 2012. Tuy nhiên, nhờ phát hiện sớm nên không những Deo không bị phát bệnh lao mà còn loại bỏ được hoàn toàn vi khuẩn gây bệnh sau vài tháng điều trị.

Tương tự Deo, chị Natalie, sinh sống ở bang Tennessee, Mỹ, không may mắc bệnh lao đa kháng thuốc khi tham gia một chương trình tình nguyện tại Nam Phi. Chị cũng đã khỏi bệnh và không còn bị mọi người “xa lánh” sau 2 năm điều trị dù không đáp ứng tới 7 loại thuốc khác nhau.

Cả anh Deo và chị Natalie cùng hàng chục triệu người khác đã thoát khỏi “lưỡi hái tử thần” của bệnh lao trong hai thập niên qua, chứng tỏ bệnh lao không hề đáng sợ như tưởng tượng và hoàn toàn có thể điều trị nếu kịp thời phát hiện. Tuy nhiên, đại dịch COVID-19 đã gây tác động nghiêm trọng đến những người đã có bệnh nền, nhất là những bệnh nhân lao, khiến những tiến bộ đạt được nhiều năm qua trong cuộc chiến chấm dứt căn bệnh có thể phòng ngừa và chữa khỏi này bị thụt lùi.

Trong hai năm qua, thế giới đã tập trung sự chú ý vào COVID-19, một căn bệnh truyền nhiễm cũng liên quan đến đường hô hấp khác, gián tiếp ảnh hưởng tới công tác điều trị các bệnh khác, trong đó có lao phổi, khiến số ca mắc và t.ử v.ong vì bệnh lao gia tăng. Ở những khu vực có tỷ lệ người mắc bệnh lao cao, nguồn lực dành cho căn bệnh này vốn đã khan hiếm lại càng gặp khó khăn hơn khi ngành y tế sở tại phải chuyển sang ứng phó với đại dịch COVID-19, làm giảm các dịch vụ xét nghiệm, thăm khám, chẩn đoán và điều trị bệnh lao, ảnh hưởng đến quyền lợi của bệnh nhân lao.

Theo số liệu của WHO, năm 2020, ước tính khoảng 63% t.rẻ e.m dưới 15 t.uổi mắc lao không được tiếp cận hoặc không được ghi nhận chính thức là đã tiếp cận với các dịch vụ chẩn đoán và điều trị căn bệnh này. Gần 67% trẻ dưới 5 t.uổi đủ điều kiện không được điều trị dự phòng lao. Trong khi đó, số liệu của WHO cho thấy lần đầu tiên trong hơn một thập niên qua, số ca mắc và t.ử v.ong hằng năm do lao phổi đã bắt đầu tăng lên. Năm 2020, toàn cầu có 1,5 triệu người c.hết vì bệnh lao, tăng 200.000 người so với con số năm 2012, trong khi số ca bệnh mới tăng khoảng 1,4 triệu người, từ mức 8,6 triệu người năm 2012 lên gần 10 triệu người năm 2020. Riêng khu vực châu Mỹ, số ca t.ử v.ong vì bệnh lao trong năm 2020 đã tăng 3.000 so với năm trước đó.

Những số liệu trên cho thấy tác động của đại dịch COVID-19 đối với nỗ lực kiểm soát bệnh lao toàn cầu là rất thảm khốc, kéo lùi thế giới tới vài năm trong cuộc chiến chống lại “kẻ g.iết n.gười thầm lặng”, khiến toàn cầu có nguy cơ bỏ lỡ những mục tiêu trong Chiến lược Chấm dứt bệnh lao của WHO vào năm 2030. Bà Tereza Kasaeva, Giám đốc Chương trình Phòng chống lao toàn cầu của WHO, cho biết số ca t.ử v.ong vì bệnh lao đã tăng lần đầu tiên vào năm 2020 sau hơn 1 thập niên và tình hình “tiếp tục có vẻ ảm đạm”.

Bên cạnh đó, tổng số t.iền mà toàn cầu đã chi cho công tác ứng phó với bệnh lao trong năm 2020 cũng đã giảm xuống 5,3 tỷ USD, so với mức 5,8 tỷ USD của năm trước đó, chưa được một nửa số t.iền (13 tỷ USD) mà các nhà lãnh đạo thế giới cam kết đạt được vào năm 2022 này. Không chỉ thiếu kinh phí, thế giới cũng đang có nguy cơ không đạt được những mục tiêu khác được đặt ra cách đây 4 năm tại Hội nghị cấp cao của Liên hợp quốc (LHQ) về bệnh lao (UNHLM) khi thời hạn chót đang đến gần là tháng 12/2022, trong đó có những cam kết về quyền và giới, nghiên cứu và phát triển, chẩn đoán và điều trị bệnh lao cho t.rẻ e.m cũng như bệnh lao kháng thuốc ở cả người lớn và t.rẻ e.m.

Giới chuyên gia cho rằng nếu không đủ nguồn lực tài chính, thế giới không thể giành chiến thắng trong cuộc chiến chống lại bệnh lao và đẩy lùi tác động nghiêm trọng của đại dịch COVID-19. Do đó, WHO đã lấy chủ đề Ngày Thế giới phòng chống lao 24/3/2022 là “Đầu tư để chấm dứt bệnh lao. Cứu sống những sinh mạng”, qua đó báo động nhu cầu cấp thiết về việc tăng cường đầu tư để đẩy mạnh cuộc chiến chống lại bệnh lao, cũng như đạt được các cam kết hướng tới loại trừ căn bệnh c.hết người này mà các nhà lãnh đạo thế giới đã đưa ra. Thông qua chủ đề này, WHO kêu gọi duy trì và mở rộng những dịch vụ thiết yếu về bệnh lao kể cả trong trường hợp khẩn cấp như đại dịch COVID-19, đồng thời đầu tư vào phát triển những công cụ cải tiến nhằm ngăn ngừa, phát hiện và điều trị bệnh lao, đặc biệt là bào chế các loại vaccine mới phòng lao. Với mục tiêu không để ai bị bỏ lại phía sau, WHO kêu gọi hành động toàn cầu từ cá nhân đến cộng đồng, doanh nghiệp, chính phủ, xã hội, trong đó lấy người dân làm trung tâm để đảm bảo khả năng tiếp cận công bằng các biện pháp phòng ngừa cũng như điều trị bệnh lao, phù hợp với mục tiêu “Bao phủ chăm sóc sức khoẻ toàn dân” của WHO.

Với chủ đề trên, Liên minh Các đối tác phòng, chống lao toàn cầu (Stop TB Partnership) và các đối tác cũng kêu gọi thế giới cùng tham gia vào cuộc chiến chống lại bệnh lao, mọi đầu tư đều hướng đến một mục đích chung là “cứu sống sinh mạng”. Stop TB Partnership cũng đã ban hành các tài liệu bằng 6 ngôn ngữ khác nhau để nâng cao nhận thức và thúc đẩy hành động toàn cầu nhằm bảo đảm rằng nỗ lực chấm dứt bệnh lao nhận được sự quan tâm khẩn cấp.

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc thực hiện các biện pháp can thiệp sớm nhằm ngăn chặn bệnh lao là một trong những cách thức tiết kiệm chi phí hiệu quả nhất trong tất cả các can thiệp y tế – cứ 1 USD đầu tư vào phòng ngừa bệnh lao sẽ nhận lại 43 USD. Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus nhận định những khoản đầu tư cho nỗ lực phòng ngừa bệnh lao mang lại lợi nhuận khổng lồ cho các quốc gia và các nhà tài trợ, khi giúp giảm thiểu chi phí chăm sóc sức khỏe và tăng năng suất lao động.

Việt Nam hiện vẫn là nước có gánh nặng bệnh lao cao, là một trong 30 nước có gánh nặng bệnh lao kháng đa thuốc cao nhất thế giới. Hơn 172.000 người đã mắc bệnh và 10.400 người c.hết vì bệnh lao (báo cáo WHO 2020). Năm nay, Việt Nam lấy chủ đề “Giảm thiểu tác động của COVID-19 -Tập trung nguồn lực -Tăng cường phát hiện bệnh lao”cho Ngày Thế giới phòng, chống lao. Trước những ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 đến tiến trình thanh toán bệnh lao vào năm 2030, chủ đề trên nhấn mạnh năm 2022 này sẽ là lúc để Việt Nam giảm thiểu những tác động của dịch bệnh, thích ứng an toàn với dịch bệnh trong bối cảnh mới, đặc biệt là tập trung, huy động mọi nguồn lực cho công tác phòng, chống lao, trong đó tăng cường, chủ động sàng lọc, phát hiện sớm bệnh lao là một bước đi điển hình, đột phá có ý nghĩa vô cùng thiết thực trong bối cảnh hiện nay.

WHO cho rằng bệnh lao vẫn là một trong những căn bệnh truyền nhiễm gây t.ử v.ong hàng đầu thế giới, chỉ sau dịch bệnh COVID-19. Giới chuyên gia đ.ánh giá tình hình có thể còn trầm trọng hơn nhiều nếu thế giới không có sự quan tâm đúng mực đối với bệnh lao. Tuy nhiên, kịch bản tồi tệ này có thể được thay đổi, WHO khẳng định đầu tư nhiều hơn nữa vào công tác chẩn đoán, dịch vụ dự phòng, điều trị và chăm sóc bệnh nhân lao sẽ cứu sống thêm hàng triệu sinh mạng mỗi năm, đồng thời rút ngắn thời gian thanh toán bệnh lao.

Mỹ trao tặng thiết bị và thuốc điều trị lao cho Việt Nam

Ngày 16.2, nhằm hỗ trợ Việt Nam đạt được mục tiêu chấm dứt bệnh lao vào năm 2030, Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ (USAID) trao tặng các thiết bị phát hiện và chẩn đoán nhanh bệnh lao và thuốc điều trị lao với tổng trị giá khoảng 3 triệu USD cho Bệnh viện Phổi T.Ư (Hà Nội).

Đợt trao tặng này bao gồm 38 máy chẩn đoán lao nhanh cùng 90.000 bộ xét nghiệm kèm theo và 10 máy X-quang kỹ thuật số sẽ được phân bổ cho các cơ sở y tế tuyến huyện trên cả nước, trong đó có các tỉnh vùng sâu, vùng xa như Nghệ An, Lai Châu, An Giang và Đồng Tháp.

my trao tang thiet bi va thuoc dieu tri lao cho viet nam 0d2 6317260

Giám đốc Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ (USAID) Ann Marie Yastishock trao tặng thiết bị và thuốc điều trị bệnh lao cho Việt Nam

TTXVN

Trong đó, máy chẩn đoán lao nhanh nhãn hiệu Truenat có thể phát hiện tại chỗ bệnh lao và lao kháng thuốc trong thời gian dưới 2 giờ và được vận hành bằng pin. Các máy X-quang kỹ thuật số là các thiết bị cầm tay siêu nhẹ được trang bị phần mềm hỗ trợ phát hiện dấu hiệu nghi ngờ bệnh lao giúp phát hiện ca bệnh ở những nơi có thể không có kỹ thuật viên chẩn đoán hình ảnh.

Đợt trao tặng này cũng bao gồm thuốc đủ để điều trị cho 15.000 bệnh nhân lao tiềm ẩn với liệu trình điều trị 3 tháng và sẽ được cấp phát trên toàn quốc.

Bên cạnh đó, USAID cũng cung cấp các chương trình đào tạo và hỗ trợ kỹ thuật cho Chương trình Chống lao quốc gia, cho nhân viên các cơ sở y tế và các đối tác địa phương. Điều này sẽ giúp nâng cao tính bền vững cho các nỗ lực tăng cường công tác phát hiện ca bệnh của Việt Nam, đảm bảo chẩn đoán chính xác và kịp thời, cũng như hỗ trợ kết nối người bệnh tới dịch vụ điều trị bệnh lao và lao tiềm ẩn.

Kể từ năm 2018, USAID đã hỗ trợ Việt Nam hơn 16 triệu USD cho công tác phòng chống bệnh lao.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *