Theo thống kê trên Cổng thông tin tiêm chủng COVID-19, đến nay cả nước đã tiêm trên 184 triệu liều vaccine phòng COVID-19, trong đó có hơn 30 triệu liều mũi 3; Chỉ còn 9 địa phương tiêm mũi 2 cho trẻ từ 12-17 t.uổi dưới 80%.
Cả nước tiêm trên 184 triệu liều vaccine phòng COVID-19
Thống kê trên cổng thông tin tiêm chủng COVID-19 đến 14h ngày 10/2 cho biết cả nước đã tiêm tổng cộng 184,129,785 liều vaccine phòng COVID-19, trong đó ngày 9/2 tức mùng 9 tháng Giêng, cả nước tiêm hơn 400.000 liều vaccine phòng COVID-19 (thấp hơn khoảng 100.000 liều so với ngày trước đó).
Đến ngày 9/2, số vaccine phòng COVID-19 tiêm cho người từ 18 t.uổi trở lên là 167.362.118 liều, trong đó mũi 1 là 70.693.199 liều; mũi 2 là 67.962.069 liều; mũi bổ sung là 11.070.631 liều; Mũi 3: 17.636.219 liều
52/63 tỉnh, thành phố có tỷ lệ bao phủ mũi 2 trên 90%; 11/63 tỉnh, thành phố có tỷ lệ bao phủ mũi 2 từ 82% – dưới 90% gồm: Hải Phòng, Bắc Giang, Phú Thọ, Lai Châu, Hà Giang, Bắc Kạn, Lào Cai, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Gia Lai, TP. Hồ Chí Minh, Lâm Đồng, Tây Ninh, Cần Thơ, Kiên Giang.
Theo thống kê trên Cổng thông tin tiêm chủng COVID-19, đến nay cả nước đã tiêm trên 184 triệu liều vaccine phòng COVID-19, trong đó có hơn 30 triệu liều mũi 3. Ảnh: Tuấn Anh
Số vaccine phòng COVID-19 tiêm cho trẻ từ 12-17 t.uổi là 16.367.328 liều, trong đó mũi 1 là 8.461.193 liều; mũi 2 là 7.906.135 liều.
Có 39/63 tỉnh, thành phố có tỷ lệ bao phủ mũi 2 trên 90%; 15/63 tỉnh, thành phố có tỷ lệ bao phủ mũi 2 từ 80-dưới 90%; 9/63 tỉnh, thành phố có tỷ lệ bao phủ mũi 2 từ 44% – dưới 80% gồm: Sơn La, Điện Biên, Quảng Bình, Quảng Trị, Bình Thuận, Đắk Lắk, Đồng Nai, Đồng Tháp, Bình Dương.
TP HCM: Hơn 13.000 người tiêm vaccine phòng COVID-19 trong chiến dịch tiêm chủng mùa Xuân
Sở Y tế TP HCM cho biết hưởng ứng chiến dịch tiêm chủng mùa Xuân năm 2022 do Bộ Y tế phát động, 36 điểm tiêm cố định đã tổ chức tiêm vaccine xuyên Tết.
Theo Sở Y tế thành phố, bên cạnh đảm bảo hoạt động khám chữa bệnh, điều trị và cấp cứu cho người dân trong dịp Tết Nguyên đán, các cơ sở y tế đã bố trí nhân sự trực tại điểm tiêm cố định để tiêm vaccine phòng COVID-19 xuyên Tết cho người dân khi có nhu cầu mà không bị gián đoạn. Kết quả cho thấy trong 9 ngày triển khai ở giai đoạn 1 (từ 27 tháng chạp đến hết mùng 6 tháng giêng) đã có 13.000 người được tiêm.
Đặc biệt các quận, huyện đã vận động, thuyết phục được 97 người thuộc nhóm nguy cơ (trên 50 t.uổi, trước kia vì nhiều lý do đã trì hoãn việc tiêm vaccine hoặc chưa được tiêm vaccine) tiêm vaccine trong đợt này.
Giai đoạn 2 của chiến dịch tiếp tục triển khai từ ngày 7/2-28/2. Thành phố sẽ mở lại hoạt động tiêm vaccine phòng COVID-19 tại tất cả điểm tiêm chủng bao gồm cả điểm cố định, cộng đồng và lưu động.
Tập trung nhân lực, tổ chức chiến dịch tiêm vaccine phòng COVID-19 tại các khu công nghiệp, công trường, tiêm phủ mũi 3 cho người dân
Lãnh đạo Sở Y tế Đồng Nai cho biết, dân số Đồng Nai hiện có khoảng 3,3 triệu người. Đến nay, tỉnh đã tiêm hơn 6,4 triệu liều vaccine phòng COVID-19 cho người từ 12 t.uổi trở lên, trong đó, mũi 1 đạt hơn 100%, mũi 2 đạt trên 99% và mũi 3 đạt gần 32%.
Đồng Nai hiện có hàng trăm đội tiêm chủng, nếu huy động hết, mỗi ngày có thể tiêm được khoảng 150.000 liều vaccine phòng COVID-19. Tới đây, tỉnh tiếp tục được phân bổ thêm nhiều vaccine phòng dịch, ngành chức năng sẽ tập trung nhân lực, tổ chức chiến dịch tiêm vaccine tại các khu công nghiệp, công trường, tiêm phủ mũi 3 cho người dân trong độ t.uổi. Đối với t.rẻ e.m, việc tiêm vaccine phòng COVID-19 cần phải có sự đồng ý của cha mẹ.
Theo Sở Y tế Đồng Nai, trong nhiều tháng cuối năm 2021, Đồng Nai là một trong những tỉnh, thành đứng đầu cả nước về số ca mắc và t.ử v.ong do COVID-19; trung bình mỗi ngày tỉnh ghi nhận trên 1.500 ca mắc và hàng chục ca t.ử v.ong.
Nhờ đẩy mạnh tiêm chủng, đến nay, mỗi ngày tỉnh chỉ ghi nhận dưới 100 ca mắc và khoảng 5 ca t.ử v.ong. Phần lớn người mắc và t.ử v.ong do COVID-19 ở Đồng Nai chưa tiêm đủ liều vaccine, bị các bệnh nền như suy tim, suy thận, đái tháo đường type 2, tai biến mạch m.áu não, béo phì.
Quảng Bình: Thêm gần 500 ca mắc COVID-19 trong 24h qua
Theo thông tin tổng hợp từ Trung tâm Chỉ huy phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Quảng Bình, trong 24 giờ qua (từ 6 giờ ngày 09/2/2022 đến 6 giờ ngày 10/2/2022), Quảng Bình ghi nhận thêm 495 ca mắc COVID-19, trong đó có tới 398 ca cộng đồng. Toàn tỉnh hiện có 2.039 ca đang điều trị tại nhà.
Đến nay tổng số ca COVID-19 của Quảng Bình là 8.971 ca; tổng số ca khỏi là 6.422; số đang điều trị tại bệnh viện là 279 ca; có 11 trường hợp t.ử v.ong.
Thực hiện Chiến dịch tiêm chủng mùa Xuân, trong ngày 9/2, các điểm tiêm trên địa bàn tỉnh Quảng Bình đã tiêm 12.974 liều vaccine phòng COVID-19.
Hiện 98,16% người trên 18 t.uổi ở Quảng Bình đã tiêm vaccine phòng COVID-19 mũi 1; mũi 2 là 93,61%; Có 96,54% người trên 50 t.uổi tại Quảng Bình tiêm đủ 2 mũi vaccine phòng COVID-19; Tỷ lệ người trên 18 t.uổi tiêm đủ 3 mũi vaccine là 22,54%;
Hiện tỷ lệ tiêm mũi 1 vaccine phòng COVID-19 cho trẻ từ 12-17 t.uổi trên địa bàn tỉnh Quảng Bình là 97,12%; tỷ lệ tiêm đủ 2 mũi là 81,18%.
Chiều 14/1: Đã phân bổ 187,6 triệu liều vaccine phòng COVID-19; Người bệnh F0 cần tái khám 2-4 tuần sau xuất viện
Đến nay cơ quan chuyên môn của Bộ Y tế đã phân bổ 187,6 triệu liều vaccine phòng COVID-19; cả nước đã tiêm hơn 165,5 triệu liều; 34 tỉnh, thành phố đã cơ bản bao phủ đủ liều cơ bản cho nhóm t.uổi từ 12-17; Người bệnh F0 cần tái khám 2-4 tuần sau xuất viện…
Cả nước đã tiêm hơn 165,5 triệu liều vaccine phòng COVID-19
Cập nhật trên cổng thông tin tiêm chủng COVID-19 đến 13h30 ngày 14/1 cho biết, cả nước đã tiêm 165.524.173 liều vaccine phòng COVID-19, trong đó ngày 13/1, tiêm 1.041.860 liều.
Bộ Y tế cho biết, trong tổng số 206,5 triệu liều vaccine phòng COVID-19 đã tiếp nhận, cơ quan chuyên môn của Bộ Y tế đã phân bổ tổng số 187,6 triệu liều , còn khoảng 18,9 triệu liều mới tiếp nhận, đang tiến hành các thủ tục để kiểm định chất lượng, xuất xưởng vaccine.
Đến ngày 13/1, số liều tiêm cho người từ 18 t.uổi trở lên là 150.253.014 liều, trong đó có 70.425.386 mũi 1; 65.511.252 mũi 2; 1.315.622 mũi 3 (vaccine Abdala); 3.792.525 liều bổ sung và 9.208.229 liều nhắc lại. Tỷ lệ bao phủ ít nhất 01 liều vaccine là 100%, tỷ lệ tiêm đủ liều cơ bản là 93,4% và tỷ lệ tiêm liều nhắc lại là 13,1% dân số từ 18 t.uổi trở lên.
Cập nhật trên cổng thông tin tiêm chủng COVID-19 đến 13h30 ngày 14/1 cho biết, cả nước đã tiêm 165,524,173 liều vaccine phòng COVID-19
39/63 tỉnh, thành phố có tỷ lệ bao phủ đủ liều cơ bản trên 90%; 20/63 tỉnh, thành phố có tỷ lệ bao phủ đủ liều cơ bản từ 80 – dưới 90%; 04/63 tỉnh, thành phố còn lại có tỷ lệ bao phủ đủ liều cơ bản dưới 80% là Nghệ An (76,8%), Hà Giang (76,3%), Cao Bằng (78,9%) và Sơn La (75,4%).
Về triển khai tiêm chủng cho đối tượng từ 12-17 t.uổi, Bộ Y tế cho biết các tỉnh, thành phố đã triển khai tiêm 14.229.299 liều, trong đó có 8.033.522 mũi 1 và 6.195.777 mũi 2. Tỷ lệ bao phủ ít nhất 01 liều vaccine là 90,1% và tỷ lệ bao phủ đủ liều cơ bản là 69,5% dân số từ 12 -17 t.uổi.
34 tỉnh, thành phố đã cơ bản bao phủ đủ liều cơ bản cho nhóm t.uổi này là Hà Nội, Hải Phòng, Hà Nam, Ninh Bình, Bắc Ninh, Hưng Yên, Quảng Ninh, Hòa Bình, Hà Tĩnh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Yên Bái, Lào Cai, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Đắk Nông, TP. Hồ Chí Minh, Bà Rịa Vũng Tàu, T.iền Giang, Long An, Lâm Đồng, Tây Ninh, Sóc Trăng, An Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long, Bình Phước, Kiên Giang, Cà Mau, Bạc Liêu, Hậu Giang.
Chủ động kế hoạch, phương án tiêm vaccine phòng COVID-19 cho t.rẻ e.m từ 5 t.uổi đến 11 t.uổi theo khuyến cáo
Bộ Y tế đề nghị các địa phương đẩy mạnh hơn nữa trong thực hiện chiến dịch tiêm chủng vaccine, tổ chức tiêm an toàn, nhanh nhất.
Khẩn trương hoàn thành việc tiêm mũi 2 cho người từ 18 t.uổi trở lên; không để sót, đặc biệt người có bệnh nền, người trên 50 t.uổi; hoàn thành tiêm mũi 2 cho người từ 12-18 t.uổi trong tháng 01 năm 2022, mũi thứ 3 cho người từ 18 t.uổi trở lên trong Quý I năm 2022, đặc biệt lưu ý các đối tượng thường xuyên di chuyển (18 đến 50 t.uổi) và các nhóm đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh.
Chủ động có kế hoạch, phương án tiêm vaccine cho t.rẻ e.m từ 5 t.uổi đến 11 t.uổi theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới, thực tiễn thế giới và Việt Nam.
Tăng cường quản lý người có nguy cơ cao (người có bệnh nền, người trên 50 t.uổi, phụ nữ có thai, người người chưa tiêm đủ vaccine phòng COVID-19 ở người trên 18 t.uổi); thực hiện xét nghiệm tầm soát phát hiện người mắc COVID-19; chăm sóc và điều trị người mắc COVID-19 thuộc ngóm nguy cơ; bảo vệ người thuộc nhóm nguy cơ khi người sống chung, người cùng gia đình bị mắc COVID-19; hỗ trợ chăm sóc thể chất và tâm lý xã hội.
Người bệnh COVID-19 cần tái khám 2-4 tuần sau xuất viện
BS Phan Minh Hoàng, Giám đốc Bệnh viện Phục hồi chức năng và điều trị bệnh nghề nghiệp TP HCM cho biết, bệnh viện đã tiếp nhận 1.050 ca khám hậu COVID-19. Trong đó, 59% kèm theo bệnh lý nền, 341 trường hợp phải nhập viện điều trị. Chúng tôi khuyến cáo tất cả người bệnh COVID-19 cần tái khám 2-4 tuần sau xuất viện, để đảm bảo khỏe mạnh hoàn toàn, không còn di chứng.
Trong 1.050 bệnh nhân khám hậu nhiễm COVID-19, vấn đề chủ yếu là hô hấp cấp, hô hấp mãn tính, tim mạch, một số bệnh lý có thể gây xuất huyết não. Về tâm lý, nhiều bệnh nhân bị stress, rối loạn lo lâu, rối loạn giấc ngủ.
Ngoài ra, nhóm bệnh nhân COVID-19 từ 30-50 t.uổi, không có bệnh lý nền, vẫn ghi nhận triệu chứng như rối loạn lo âu, rối loạn giấc ngủ, stress… hậu nhiễm.
Theo BS Phan Minh Hoàng, khi bệnh nhân trở lại thăm khám sớm, sẽ được thực hiện xét nghiệm, đ.ánh giá tổng quát thể trạng. Từ đó, kịp thời điều trị di chứng do SARS-CoV-2 gây ra, bệnh nhân trở lại cuộc sống bình thường, khỏe mạnh.
Sở Y tế TP HCM xây dựng chiến lược tiếp cận và can thiệp với bệnh nhân hậu COVID-19. Trong đó, xác định mô hình bệnh tật, triệu chứng phổ biến người bệnh gặp phải. Đồng thời, phân tuyến điều trị, quản lý chăm sóc người bệnh hậu COVID-19 theo mô hình tháp 3 tầng.
Cụ thể, ở tầng thấp nhất là tuyền y tế cơ sở, có chức năng quản lý chăm sóc người bệnh hậu COVID-19 mức độ nhẹ, can thiệp các phương pháp không dùng thuốc. Ở tầng này, bệnh nhân đông nhất.
Ở tầng 2 – Bệnh viện tuyến quận huyện: thực hiện khám lâm sàng, xét nghiệm cận lâm sàng; quản lý và chăm sóc điều trị bằng thuốc với bệnh nhân hậu Covid-19 mức độ trung bình.
Ở tầng 3 – Bệnh viện chuyên khoa tuyến cuối: chăm sóc với nhóm người bệnh hậu COVID-19 mức độ nặng. Các bệnh viện này sẽ khám và điều trị chuyên khoa sâu như hô hấp, tim mạch, tâm thần kinh, phục hồi chức năng…
Quảng Bình: Có 68/78 ca mắc mới COVID-19 là ca cộng đồng
Theo thông tin tổng hợp từ Trung tâm Chỉ huy phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Quảng Bình, trong 24 giờ qua (từ 6 giờ ngày 13/01/2022 đến 6 giờ ngày 14/01/2022), Quảng Bình ghi nhận thêm 78 ca mắc COVID19, trong đó có 68 ca cộng đồng.
Tổng số người về từ vùng dịch dương tính với virus SARS-CoV-2 là 755 ca
Tổng số ca COVID-19 của tỉnh đến nay là 4.692; số ca điều trị khỏi là 3.844 còn 256 bệnh nhân đang điều trị, 7 ca t.ử v.ong; 522 bệnh nhân COVID-19 đang điều trị tại nhà.
Hiện 95,93 % người trên 18 t.uổi ở Quảng Bình đã tiêm vaccine phòng COVID-19 mũi 1; mũi 2 là 90,48%; Có 95,68% người trên 50 t.uổi tại Quảng Bình tiêm đủ 2 mũi vaccine phòng COVID-19.
Tỉnh Quảng Bình cũng đã bắt đầu tiêm mũi vaccine phòng COVID-19 tăng cường, nhắc lại cho lực lượng tuyến đầu và các đơn vị thường xuyên tiếp xúc với nhiều người.