T.iền tiểu đường là dấu hiệu cảnh báo sớm tiểu đường loại 2. T.iền tiểu đường không có triệu chứng và có thể diễn biến âm thầm trong nhiều năm.
Do đó, nhiều người đang mắc t.iền tiểu đường nhưng không hay biết.
T.iền tiểu đường là tình trạng mà đường huyết cao hơn mức bình thường nhưng vẫn chưa cao đến mức bị xem là tiểu đường (đái tháo đường). Đặc điểm chung của t.iền tiểu đường và tiểu đường là đường huyết cao, theo chuyên trang sức khỏe Healthline (Mỹ).
Thay đổi lối sống bằng cách ăn uống lành mạnh và tập thể dục có thể giúp đảo ngược t.iền tiểu đường. Ảnh SHUTTERSTOCK
Với một người khỏe mạnh, lượng đường trong m.áu thay đổi tùy thuộc vào nhiều yếu tố như thời điểm trong ngày, bữa ăn, t.uổi tác, hoạt động thể chất. Vào buổi sáng, đường huyết một người khỏe mạnh có thể dao động từ 70 đến 100 mg/dL. Khoảng 2 giờ sau khi ăn, đường huyết của họ sẽ lên khoảng 110 mg/dL.
Tuy nhiên, ở người t.iền tiểu đường và tiểu đường, đường huyết trong m.áu sẽ cao hơn. Ví dụ, đường huyết vào buổi sáng của họ là khoảng 100 mg/dL nhưng có thể tăng lên 180 mg/dL sau khi ăn sáng.
Tiểu đường được chia ra làm 2 loại là tiểu đường loại 1 và tiểu đường loại 2. Tiểu đường loại 1 xảy ra khi tuyến tụy đột ngột không tiết ra hoóc môn insulin hoặc tiết ra rất ít. Loại tiểu đường này không thể phòng ngừa, thường xảy ra ở t.rẻ e.m và thanh thiếu niên.
Tiểu đường loại 2 thì khởi phát từ từ, thường xảy ra ở người lớn t.uổi. Khoảng 95% người mắc tiểu đường là tiểu đường loại 2, theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ.
Các chuyên gia sức khỏe khuyến cáo mọi người cần tập thể dục ít nhất 30 phút/ngày và 5 ngày/tuần. Ảnh SHUTTERSTOCK
Với bệnh nhân tiểu đường loại 2, tuyến tụy người bệnh vẫn tiết insulin nhưng cơ thể lại xuất hiện hiện tượng kháng insulin, tức tế bào cần một lượng insulin lớn hơn để có thể hấp thụ đường glucose. Tình trạng này dẫn đến đường huyết tăng cao. Trước khi mắc tiểu đường loại 2, người bệnh sẽ trải qua giai đoạn t.iền tiểu đường suốt nhiều năm.
Do đó, những người có nguy cơ cao cần phải kiểm tra đường huyết để phát hiện sớm nếu đang bị t.iền tiểu đường. Những nhóm người này gồm người thừa cân, béo phì, hút thuốc, ăn nhiều đường, thực phẩm chế biến, ít vận động, t.iền sử gia đình có người bị tiểu đường, người từ 45 t.uổi trở lên hay phụ nữ từng bị tiểu đường thai kỳ.
Kiểm tra đường huyết. Ảnh SHUTTERSTOCK
Để kiểm tra đường huyết, mọi người cần nhịn ăn trong vòng 8 tiếng trước khi kiểm tra. Nếu đường huyết thấp từ 99 mg/dL trở xuống thì sức khỏe bình thường. Nếu đường huyết rơi vào 100 đến 125 mg/dL là t.iền tiểu đường, từ 126 mg/dL là tiểu đường.
Người bị t.iền tiểu đường có thể đảo ngược tình trạng này bằng cách thay đổi lối sống để giảm đường huyết. Họ phải ăn uống lành mạnh hơn, ăn nhiều rau củ, hạn chế ăn đồ ngọt, thực phẩn chế biến và tinh bột trắng. Đồng thời, kết hợp tập thể dục thường xuyên với thời lượng ít nhất 30 phút/ngày và 5 ngày/tuần, theo Healthline.
Buồn ngủ ban ngày, coi chừng mắc bệnh nguy hiểm này!
Bệnh gan nhiễm mỡ là sự tích tụ mỡ trong gan – có thể đe dọa tính mạng. Bệnh này liên quan chặt chẽ đến các bệnh mạn tính, như béo phì và lượng đường trong m.áu cao.
Buồn ngủ ban ngày có thể là triệu chứng của gan nhiễm mỡ – ẢNH: SHUTTERSTOCK
Một phần lý do khiến bệnh gan nhiễm mỡ trở nên nguy hiểm c.hết người là nó hầu như không có triệu chứng.
Đối với bệnh gan nhiễm mỡ, đa số trường hợp là không có triệu chứng.
Tuy nhiên, vẫn có một số triệu chứng không đặc hiệu có thể xuất hiện khi bệnh đã tiến triển.
Và ngày càng có nhiều báo cáo về các triệu chứng không đặc hiệu liên quan đến bệnh gan nhiễm mỡ.
Theo nghiên cứu được công bố trên tạp chí Karger, bệnh nhân gan nhiễm mỡ thường có các triệu chứng không cụ thể, gồm mệt mỏi và buồn ngủ vào ban ngày, theo Express.
Các nhà nghiên cứu cảnh báo, có đến 50% bệnh nhân gan nhiễm mỡ gặp phải các triệu chứng nhận thức nhẹ và tới 46% bị suy giảm nhận thức trung bình hoặc nặng.
Ngoài ra, người bị gan nhiễm mỡ cũng dễ bị té ngã, các nhà nghiên cứu nhận thấy.
Họ nhận thấy rằng, trong số bệnh nhân gan nhiễm mỡ phải cấp cứu và nhập viện, tỷ lệ người thường xuyên bị té ngã là khá cao, theo Express.
Theo các nhà nghiên cứu, té ngã cũng được coi là hậu quả trực tiếp của rối loạn chức năng của hệ thần kinh tự chủ.
Ngoài ra, người bị gan nhiễm mỡ cũng dễ bị té ngã – ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Các nghiên cứu gần đây đã xác nhận người bị gan nhiễm mỡ giai đoạn đầu có triệu chứng rối loạn chức năng hệ thần kinh tự chủ.
Rối loạn chức năng hệ thần kinh tự chủ là tình trạng hệ thống thần kinh tự trị không hoạt động bình thường.
Hệ thần kinh này chi phối hoạt động của tim, bàng quang, ruột, tuyến mồ hôi, đồng tử và mạch m.áu.
Những ai có nguy cơ bị gan nhiễm mỡ?
Các chuyên gia không biết chính xác lý do tại sao một số người tích tụ mỡ trong gan trong khi những người khác thì không.
Tuy nhiên, các bệnh mạn tính có thể dẫn đến nguy cơ bị gan nhiễm mỡ.
Lượng đường trong m.áu cao là một yếu tố nguy cơ dẫn đến gan nhiễm mỡ
Theo Mayo Clinic, các yếu tố nguy cơ khác bao gồm:
Thừa cân hoặc béo phì
Kháng insulin, trong đó các tế bào không hấp thụ đường để đáp ứng với insulin
Lượng đường trong m.áu cao ở người bị t.iền tiểu đường hoặc bệnh nhân tiểu đường loại 2
Mức mỡ m.áu cao, đặc biệt là mức chất béo trung tính.
Mayo Clinic giải thích: Những vấn đề sức khỏe kết hợp này dường như thúc đẩy quá trình tích tụ mỡ trong gan.
Mayo Clinic cho biết thêm: “Đối với một số người, lượng mỡ dư thừa này hoạt động như một chất độc đối với tế bào gan, gây viêm gan, có thể dẫn đến sự hình thành các mô sẹo trong gan”, theo Express.