Lý do sự bùng phát virus siêu cảm lạnh giống Covid-19

Thời gian dài không tiếp xúc với các loại virus ngoài cộng đồng khiến hệ miễn dịch của nhiều người suy yếu.

Sau gần 2 năm với nhiều đợt giãn cách xã hội, người dân Australia trở lại với lịch trình hoạt động bình thường. Bên cạnh Covid-19, hàng nghìn người đang phải đối mặt với một vấn đề sức khỏe khác.

Họ có các triệu chứng giống như Covid-19 khi đợt siêu cảm tràn đến Australia. Loại virus này đã lây lan như cháy rừng và tấn công các bệnh nhân với mức độ tương tự như Covid-19.

ly do su bung phat virus sieu cam lanh giong covid 19 56a 6379129

Ảnh minh họa: Indiatimes

Các biểu hiện gồm ngứa họng, đau nhức đầu và cơ thể, chảy nước mũi, mệt mỏi. Bệnh đôi khi kéo dài hàng tuần.

Bởi vậy, nhiều người nghi ngờ mình nhiễm Covid-19, tuy nhiên, xét nghiệm sau đó liên tục trả về kết quả âm tính.

Những người mắc siêu cảm lạnh thường không bị mất vị giác hoặc khứu giác như Covid-19 trước đây. Tuy nhiên, hiện tại, biến thể Omicron đang lan tràn cũng hiếm khi gây ra biểu hiện trên.

Sự xuất hiện của virus siêu cảm khiến không ít người lo lắng. Dù vậy, các nhà chuyên môn cho biết, đây không phải là một loại siêu virus mới. Đó là kết quả của một chuỗi virus tấn công hệ miễn dịch của con người. Hệ thống này đã bị suy yếu sau 2 năm giãn cách khiến cơ thể con người không được chuẩn bị sẵn sàng đối diện với các mầm bệnh.

“Hệ miễn dịch của chúng ta trải qua một cú sốc. Chúng ta có khả năng bị bệnh nặng hơn mức thông thường nếu không tiếp xúc với virus thường xuyên”, Giám đốc Đại học Tổng hợp Hoàng gia Australia, Tiến sĩ Charlotte Hespe, nói.

“Nhưng chúng không phải là loại virus gây ra nguy cơ nhập viện ồ ạt”.

Cuối năm 2021, Anh đã ghi nhận những ca nhiễm virus siêu cảm lạnh. Các nhà khoa học cho rằng đó là kết quả của gần hai năm phong tỏa và giãn cách xã hội. Điều tương tự cũng đang xảy ra ở Australia khi các quy định đeo khẩu trang, giãn cách xã hội, vệ sinh tay được nới lỏng.

Các chuyên gia y tế cho biết, trong một thời gian dài không tiếp xúc với virus thường tồn tại trong cộng đồng đã khiến đường hô hấp của mọi người không khỏe mạnh như trước.

Do đó, n.hiễm t.rùng đường hô hấp trên đang gia tăng và số ca cảm cúm dự kiến cũng sẽ theo xu hướng tương tự.

Bệnh cúm cũng có các triệu chứng tương tự như Covid-19, bao gồm đau đầu, nhức mỏi, sốt và có thể mất từ 10 đến 14 ngày để khỏi bệnh.

Khi mở cửa, những người từ nước ngoài nhập cảnh có thể mang theo virus hoàn toàn xa lạ đối với người Australia.

c, nhà virus học từ Đại học Queensland, cho biết theo quan điểm truyền thống, các bệnh đường hô hấp do thời tiết lạnh hơn đã thay đổi sau sự xuất hiện của Covid-19.

Hầu hết các đợt tăng đột biến số ca cảm lạnh và cúm ở Australia đã xảy ra trong những tháng ấm hơn, cho thấy các con số liên quan nhiều đến mức độ miễn dịch hơn là theo mùa.

“Rõ ràng, sự lây lan của virus không theo mùa. Mọi chuyện liên quan nhiều hơn tới khả năng miễn dịch của dân số chống lại ở virus. Khi khả năng đó ở mức thấp, những virus này có thể làm những gì chúng thích vào bất cứ khi nào”, Tiến sĩ Mackay chia sẻ.

Bác sĩ đa khoa Philippa Kaye giải thích: “Trong những lần giãn cách, số lượng ca nhiễm các bệnh lây nhiễm (không phải Covid-19) giảm xuống. Chúng tôi nghĩ lý do chủ yếu là do những hạn chế về việc tiếp xúc”.

Trường đào tạo Bác sĩ Đa khoa Hoàng gia Australia vẫn khuyến khích người dân tiếp tục đeo khẩu trang và thực hiện giãn cách xã hội.

Hơn 45.000 loài sinh vật biển bị đe dọa bởi nhiệt độ Trái đất tăng

Một nhóm các chuyên gia thuộc Đại học Queensland (UQ) của Australia mới đây đã hoàn tất danh sách hơn 45.000 loài sinh vật biển đang bị đe dọa, cho thấy mức độ tác động của tình trạng ấm lên toàn cầu và các nhân tố khác đối với các sinh vật biển.

hon 45000 loai sinh vat bien bi de doa boi nhiet do trai dat tang 017 6317679
Ảnh minh họa: AFP/TTXVN

Nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí Hiệp hội sinh thái học Mỹ (ESA) và công bố ngày 16/2, trong đó lập ra một khuôn khổ xác định địa điểm và cách thức cần phải tập trung các nỗ lực bảo tồn.

Tiến sĩ Nathale Butt từ Khoa Khoa học môi trường và Trái Đất thuộc UQ nêu rõ nghiên cứu đã phân cấp các mối đe dọa đối với các loài sinh vật biển khác nhau.

Theo đó, san hô và các sinh vật không xương sống khác gắn với san hô thuộc nhóm bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi những điều kiện nước như độ acid và độ muối, với mức độ nguy cơ từ 0,4 đến 0,5 trên thang đ.ánh giá từ 0 đến 1. Tiến sĩ Butt cho biết nhiệt độ nước đang tăng có liên quan đến việc độ acid của đại dương tăng lên, tạo môi trường không thuận lợi cho quá trình hình thành lớp vỏ của một số động vật thân mềm hoặc giáp xác. Trong khi đó các động vật lớn hơn có độ nhạy cảm lớn hơn với tác động trực tiếp như hủy hoại môi trường và hoạt động đ.ánh bắt cá. Cá heo, rùa, cá mập và chim biển đều có độ nhạy cảm từ 0,5 đến 0,6 trước hoạt động đ.ánh bắt cá. Nhìn chung, ô nhiễm do các chất vô cơ và nhiệt độ nước tác động đến nhiều loài nhất, lần lượt ảnh hưởng tới 31% và 27% trong tổng số 45.000 loài.

Nghiên cứu được đ.ánh giá là đã cung cấp những hiểu biết “có một không hai” về lĩnh vực bảo tồn đại dương, thông qua việc phân loại các loài và nguy cơ đối với từng loài, xét theo các đặc điểm sinh học chung và các tác nhân môi trường.

Theo Phó Giáo sư Carissa Klein, một thành viên nhóm nghiên cứu, các nhà bảo tồn có thể sử dụng danh sách này để xác định ưu tiên nguồn lực bảo tồn và xác định cách thức quản lý và địa điểm tốt nhất để bảo vệ các loài, nhóm cụ thể. Nhóm nghiên cứu hy vọng dự án này sẽ đóng vai trò cơ sở dữ liệu lõi và sẽ được tiếp tục bổ sung, hoàn thiện.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *