Trước số mắc Covid-19 là giáo viên, học sinh tăng cao liên tục trong những ngày qua, các trường học trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh thành lập nhóm Zalo F0 để quản lý.
Tin từ Sở GD-ĐT Quảng Ninh cho biết, địa phương này đã thành lập được gần 500 nhóm Zalo để quản lý F0; với số lượng hơn 2.000 người.
Giáo viên Trường tiểu học Lê Hồng Phong, TP.Hạ Long kiểm tra Sổ nhật ký sức khoẻ của học sinh. Ảnh N.H
Các nhóm Zalo F0 được thành lập ở các trường để nắm tình hình sức khỏe của giáo viên, học sinh bị dương tính với SARS-CoV-2; tình hình học tập của học sinh trong thời gian cách ly điều trị.
Ngoài ra, nhóm được thành lập để động viên, tư vấn tâm lý, tiếp nhận ý kiến phản ánh của các thành viên trong nhóm để kịp thời phản ánh với cơ quan chức năng nhằm hỗ trợ hiệu quả cho các F0, nhất là các ca có dấu hiệu chuyển biến nặng.
Được biết, thành phần nhóm Zalo quản lý F0 của mỗi nhà trường gồm: 1 đại diện lãnh đạo nhà trường, 1 cán bộ phụ trách công tác y tế trường học, 1 đại diện giáo viên chủ nhiệm, 1 người của Ban Đại diện cha mẹ học sinh và toàn bộ đối tượng đang là F0 (đang điều trị, cách ly) của nhà trường. T.rẻ e.m, học sinh không có phương tiện kết nối Zalo thì sẽ mời cha mẹ học sinh tham gia nhóm.
Giáo viên đo thân nhiệt, sát khuẩn tay cho học sinh trước khi vào trường. Ảnh N.H
Tính từ ngày 1.11.2021 – 16.2.2022, toàn ngành giáo dục Quảng Ninh có 3.590 ca nhiễm Covid-19 là học sinh, giáo viên; 2.149 ca đang điều trị.
Liên quan đến tình hình dịch Covid-19 tại Quảng Ninh, ngày hôm nay địa phương ghi nhận số ca mắc kỷ lục mới, với 2.477 trường hợp; trong đó 2248 ca phát hiện trong cộng đồng. Riêng học sinh có 747 ca (chiếm 30% tổng số ca mắc toàn tỉnh).
Địa phương có số ca mắc cao là TP.Hạ Long, TP.Uông Bí, TX.Đông Triều, TP.Cẩm Phả…
Ngành y tế Quảng Ninh tiếp tục kêu gọi người dân đảm bảo thực hiện tốt thông điệp 5K của Bộ Y tế, tuân thủ tiêm chủng đầy đủ vắc xin phòng Covid-19, đặc biệt là người có bệnh lý nền, người già. Các địa phương giám sát chặt chẽ người dân từ các vùng có dịch trở về, nhất là từ các vùng 3 và vùng 4, không được chủ quan, lơ là, thường xuyên cập nhật tình hình dịch bệnh, chủ động khoanh vùng xử lý dịch gọn khi ghi nhận ca dương tính.
Trẻ tiêm vaccine có mắc Covid-19 nữa không?
Giống như người lớn, trẻ đã tiêm vaccine phòng Covid-19 vẫn có thể mắc bệnh. Song việc tiêm giúp giảm nguy cơ tiến triển nặng, nguy cơ t.ử v.ong, có thể giúp ngăn chặn các biến thể khác xuất hiện.
PGS.TS Dương Thị Hồng, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cho biết trong lịch sử tiêm chủng, không một vaccine nào đạt hiệu quả bảo vệ 100%. Điều này cũng đúng với vaccine phòng Covid-19. Đến nay, Việt Nam đã tiêm được hơn 81 triệu liều. Hiệu quả mà vaccine Covid-19 mang lại là giảm tình trạng tiến triển bệnh nặng và nguy cơ t.ử v.ong đối với những người không được tiêm vaccine so với những người được tiêm vaccine.
“Một người đã tiêm đủ 2 mũi vaccine vẫn có nguy cơ nhiễm virus SARS-CoV-2 tuy nhiên chúng tôi có hai khái nhiệm là nhiễm Covid-19 và mắc bệnh trầm trọng. Tiêm rồi vẫn có nguy cơ nhiễm nhưng tiến triển nặng giảm đi rất nhiều, nguy cơ t.ử v.ong giảm đi rõ rệt. Với tất cả vaccine phòng Covid-19 cho đến hiện nay Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), các nhà sản xuất và các quốc gia đều đưa ra nhận định này đó một cách thuyết phục”, TS Hồng phân tích.
Nhấn để phóng to ảnh
TPHCM là địa phương đầu tiên trên cả nước tiến hành tiêm vaccine phòng Covid-19 cho trẻ 12-17 t.uổi (Ảnh: Hải Long)
Theo chuyên gia, với t.rẻ e.m, điều này cũng không ngoại lệ. Có thể trẻ tiêm nhưng vẫn có nguy cơ lây nhiễm Covid-19. Khi chúng ta đã đạt được miễn dịch cộng đồng ở mức trên 70% dân số được tiêm vaccine (Việt Nam đặt mục tiêu 90-95%) thì cộng đồng được bảo vệ. Vì thế, việc trẻ nào đó mắc bệnh thì cộng đồng vẫn được bảo vệ.
“Tới đây khi triển khai tiêm vaccine đầy đủ các mũi, cộng với việc sẽ có các mũi tiêm nhắc nếu cần thiết theo khuyến cáo của WHO và các quốc gia thì chúng ta mong muốn không chỉ tiếp tục duy trì cho trẻ được đi học mà việc giãn cách xã hội được giảm thiểu đến mức thấp nhất như Bộ Y tế hướng dẫn”, TS Hồng nói.
“Hiện nay, nếu dịch xảy ra ở những tỉnh, thành phố có độ bao phủ vaccine cao thì việc khoanh vùng sẽ rất nhỏ, từng hộ gia đình, cụm làng xóm, không giãn cách rộng như thời gian trước đây. Lý do vì đã có vaccine, chúng ta đảm bảo được miễn dịch cộng đồng”, TS Hồng cho biết thêm.
Theo CDC Hoa Kỳ, tiêm vaccine Covid-19 có thể giúp bảo vệ trẻ không mắc bệnh. Thông tin ban đầu cho thấy vaccine có thể giúp ngăn mọi người lây lan bệnh cho người khác. Chúng cũng có thể giúp con bạn không bị ốm nặng ngay cả khi chúng mắc bệnh.
Nhấn để phóng to ảnh
Tiêm vaccine phòng Covid-19 cho trẻ tại TPHCM (Ảnh: Quang Minh).
Theo Trung tâm y tế John Hopkins (Hoa Kỳ), vaccine có thể giúp ngăn ngừa t.rẻ e.m mắc Covid-19. Đôi khi trẻ mắc Covid-19 nhẹ hơn ở người lớn, nhưng một số trẻ mắc bệnh có thể bị viêm phổi nặng, ốm nặng và cần nhập viện. Điều này đặc biệt quan trọng cần ghi nhớ đối với biến thể Delta, biến thể này dễ lây lan hơn các biến thể coronavirus khác.
Bên cạnh đó, các loại vaccine hiện tại vẫn có hiệu quả trong việc ngăn ngừa bệnh nặng do biến thể Delta của virus gây ra. T.rẻ e.m cũng có thể có các biến chứng như hội chứng viêm đa hệ thống và cần phải chăm sóc đặc biệt hoặc các triệu chứng kéo dài ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh thần của trẻ. Virus có thể gây t.ử v.ong ở t.rẻ e.m, mặc dù trường hợp này hiếm hơn so với người lớn.
Vaccine giúp ngăn ngừa hoặc giảm sự lây lan của Covid-19. Giống như người lớn, t.rẻ e.m cũng có thể truyền virus cho người khác nếu chúng bị nhiễm, ngay cả khi chúng không có triệu chứng. Tiêm vaccine Covid-19 có thể bảo vệ trẻ và những người khác, giảm nguy cơ trẻ truyền virus cho người khác, bao gồm cả các thành viên trong gia đình và bạn bè, những người có thể dễ bị hậu quả nặng nề hơn của bệnh Covid-19.
Tiêm vaccine Covid-19 có thể giúp ngăn chặn các biến thể khác xuất hiện. Các trường hợp mắc bệnh Covid-19 đang gia tăng ở t.rẻ e.m và biến thể Delta dường như đang đóng một vai trò nào đó. Giảm sự lây truyền của virus bằng cách tiêm vaccine cũng làm giảm khả năng virus đột biến thành các biến thể mới, thậm chí có thể nguy hiểm hơn. Tuy nhiên, virus có thể lây truyền dễ dàng giữa t.rẻ e.m và người lớn chưa được tiêm chủng, khiến các biến thể mới xuất hiện.
Trong tháng 11, Việt Nam sẽ triển khai tiêm mũi một vaccine phòng Covid-19 cho trẻ song không triển khai đồng loạt mà theo tiến độ tiêm cho người lớn, tiến độ cung ứng vaccine.
Tỉnh nào đã đạt tỷ lệ bao phủ vaccine cho người từ 18 t.uổi trở lên (80% người trên 18 t.uổi được tiêm ít nhất một mũi, 50% người từ 50 t.uổi trở lên được tiêm 2 mũi) thì mới tiến hành tiêm vaccine cho trẻ. Theo đó, sẽ ưu tiên cho địa phương đang có dịch, đang bị giãn cách xã hội, có mật độ dân cư tập trung, nguy cơ lây nhiễm cao.
Tỉnh nào chưa đạt tỷ lệ bao phủ vaccine cho người lớn thì vẫn tiếp tục ưu tiên cho nhóm này.