Tái nhiễm thì hậu Covid-19 có nặng hơn?

Bộ Y tế đ.ánh giá, đến nay dịch Covid-19 vẫn đang được kiểm soát trên phạm vi cả nước.

Số mắc tăng cao chủ yếu do biến thể BA.2 của biến chủng Omicron làm lây lan nhanh hơn, tuy nhiên ít tăng số ca nặng hơn.

Trong báo cáo về công tác chống dịch tuần qua, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn cho biết người khỏi bệnh vẫn có khả năng tái nhiễm, do vậy cần tiếp tục hoàn thành tiêm vắc xin mũi 3.

tai nhiem thi hau covid 19 co nang hon 168 6376472

Có trường hợp chỉ 3 – 4 tuần sau khi khỏi đã tái nhiễm

Báo cáo cũng cho hay Bộ Y tế tiếp tục theo dõi chặt chẽ diễn biến tình hình dịch Covid-19, cập nhật sự biến đổi của vi rút SARS-CoV-2, xây dựng tiêu chí để tham mưu Thủ tướng Chính phủ quyết định xem xét bệnh Covid-19 là “bệnh lưu hành” trong thời điểm thích hợp.

Lý giải cụ thể hơn về lý do “sau khỏi bệnh vẫn tái nhiễm, thậm chí có trường hợp chỉ 3 – 4 tuần sau khi khỏi đã tái nhiễm”, PGS-TS Nguyễn Huy Nga, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, cho rằng những người này không có kháng thể, không có miễn dịch trong lần mắc trước đó; hoặc có thể do kết quả xét nghiệm âm tính, dù họ chưa khỏi bệnh.

Một chuyên gia về dịch tễ cũng lưu ý, không như một số bệnh truyền nhiễm nhóm B thông thường, mắc 1 lần có miễn dịch bệnh vững (như sởi, quai bị…), miễn dịch ở người mắc Covid-19 giảm dần, do đó dù mắc rồi nhưng vẫn có thể tái nhiễm. “Đặc biệt, nguy cơ này càng cao khi SARS-CoV-2 có thêm các biến thể mới”, chuyên gia này giải thích.

Về mức độ nặng với các ca tái nhiễm, một lãnh đạo của Cục Quản lý khám chữa bệnh Bộ Y tế cho hay hiện chưa có khẳng định tái nhiễm nặng hơn hay nhẹ hơn, vì phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe mỗi người. Tuy nhiên, để ngăn ngừa nhiễm, tái nhiễm, mỗi người luôn cần có ý thức phòng bệnh, tiêm vắc xin ngừa Covid-19 và luôn cần theo dõi sức khỏe, có chế độ dinh dưỡng tốt để cơ thể khỏe mạnh.

Mắc Covid-19 lần 2, lần 3 thì hậu Covid-19 như thế nào?

Về câu hỏi hậu Covid-19 lần 2, 3 có nặng hơn lần 1? Theo TS-BS Châu, Phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM, cũng chưa thể biết được vì mọi điều là mới, phải có thêm dữ liệu mới có thể phân tích và đ.ánh giá. Có những trường hợp hậu Covid-19 kéo dài, tuần lễ 1 – 2 bệnh nhân không viêm phổi, không thở máy, ECMO, nhưng 14 ngày sau xuất hiện biến chứng rối loạn đông m.áu, tắc mạch m.áu…

BS Nguyễn Thế Hân, Trưởng khoa Khám bệnh theo yêu cầu, chuyên gia khám hậu Covid-19, BV Thống Nhất (TP.HCM), cho biết thêm, với người mắc Covid-19 lần 2, lần 3 và hậu Covid-19 nặng hơn hay nhẹ hơn là không quan trọng. Bởi hậu Covid-19 của chủng Omicron là nhẹ, ít xâm lấn phổi hơn so với Delta. Nhưng chủng Omicron tác động làm viêm xoang nhiều và nhiều trường hợp đông m.áu.

Những điều cần biết về tái nhiễm Covid-19

Về thắc mắc lần 1 mắc Covid-19 đã uống thuốc kháng vi rút Molnupiravir thì mắc lần 2 có uống tiếp được không? Theo BS Trương Hữu Khanh, chuyên gia bệnh truyền nhiễm, nếu nói mắc lần 2 có triệu chứng và có chỉ định thì cần thiết vẫn được uống Molnupiravir.

Tiêm vắc xin Covid-19 cho trẻ 5 – 11 t.uổi từ tháng 4

Ngày 27.3, Bộ Y tế cho biết chính phủ Úc đã chính thức cam kết viện trợ cho VN khoảng 13,7 triệu liều vắc xin Pfizer và Moderna để tiêm cho trẻ 5 – 11 t.uổi. Chương trình Tiêm chủng mở rộng quốc gia (TCMR) đang tích cực phối hợp với Đại sứ quán Úc để đưa vắc xin về VN trong tuần này. Vắc xin về VN và được kiểm định chất lượng an toàn sẽ được chuyển tới các địa phương để tổ chức tiêm chủng từ đầu tháng 4 tới. Bộ Y tế và Chương trình TCMR cũng đang tìm kiếm hỗ trợ từ các tổ chức quốc tế, COVAX Facility và chính phủ các nước để sớm có cam kết tài trợ thêm khoảng 8 – 10 triệu liều vắc xin phòng Covid-19, đáp ứng đủ nhu cầu tiêm 2 liều cho em từ 5 – 11 t.uổi của VN. Mục tiêu đặt ra là có đủ vắc xin để tiêm cho trẻ từ 5 – 11 t.uổi trước tháng 9 năm nay.

Thứ trưởng Bộ Y tế đề nghị không quy định xét nghiệm sàng lọc học sinh đến trường

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn đề nghị các địa phương không quy định học sinh phải xét nghiệm sàng lọc trước khi đến trường, lớp.

Chỉ xét nghiệm với những trường hợp có triệu chứng nghi nhiễm hoặc dấu hiệu dịch tễ tiếp xúc với F0.

Trong báo cáo của Bộ GD&ĐT tại phiên họp với Chính phủ ngày 17/2, nhiều địa phương có số ca mắc COVID-19 là giáo viên, học sinh tăng khi mở cửa trường học. Trong số những nơi đã có thống kê, Hải Phòng có số ca mắc cao sau Tết Nguyên đán 9.649 ca, kế tiếp là Thanh Hóa 2.359 ca.

Tại Hà Nội, tuy chưa công bố số liệu thống kê nhưng có những trường có hàng chục ca nhiễm sau khi học sinh trở lại trường chỉ 1 tuần.

thu truong bo y te de nghi khong quy dinh xet nghiem sang loc hoc sinh den truong da2 6319348

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn đề nghị các địa phương không quy định học sinh phải xét nghiệm sàng lọc trước khi đến trường, lớp. Chỉ xét nghiệm với những trường hợp có triệu chứng nghi nhiễm hoặc dấu hiệu dịch tễ tiếp xúc với F0… Ảnh: Đình Nam

Tại cuộc họp trực tuyến với 63 tỉnh, thành phố nhằm đ.ánh giá tình hình mở cửa trường học của các địa phương, đại diện Bộ GD&ĐT cho biết một số cơ sở giáo dục còn lúng túng khi xử lý các trường hợp học sinh là F0, F1 (phát hiện tại gia đình hoặc tại trường học). Việc khoanh vùng xác định F1 chưa hợp lý dẫn đến nhiều học sinh phải nghỉ học trên lớp, chuyển sang học trực tuyến vì trong lớp có F0.

Cá biệt có nơi cho cả lớp hoặc cả khối dừng học trực tiếp khi phát hiện F0 trong một lớp. Một số địa phương yêu cầu 100% học sinh phải xét nghiệm COVID-19 trước khi đến trường học trực tiếp, phần lớn kinh phí do phụ huynh chi trả, gây phản ứng không cần thiết.

Trước ý kiến của các địa phương, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn nêu rõ, Bộ Y tế đã có hướng dẫn về việc điều chỉnh định nghĩa ca bệnh COVID-19, quy định thời gian điều trị, cách ly, xét nghiệm đối với ca mắc, trường hợp F1…

“Đề nghị lãnh đạo các địa phương, Sở Y tế cũng như Sở GD&ĐT không quy định học sinh phải xét nghiệm sàng lọc trước khi đến trường, lớp. Chỉ xét nghiệm với những trường hợp có triệu chứng nghi nhiễm hoặc dấu hiệu dịch tễ tiếp xúc với F0”- Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn nêu rõ.

Không có sự khác biệt về nguy cơ lây nhiễm cho học sinh học một buổi, hai buổi hoặc ăn bán trú. Vì vậy, các trường học đủ điều kiện, bảo đảm an toàn phòng chống dịch có thể tổ chức học bán trú cho học sinh để tạo thuận tiện, giảm phiền hà cho phụ huynh và gia đình.Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn:

Bộ Y tế sẽ sớm có hướng dẫn về chăm sóc, thuốc điều trị cho học sinh mắc COVID-19 nhằm tạo sự an tâm cho phụ huynh và xã hội.

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn cho biết thêm, từ ngày 1-15/2, cả nước ghi nhận khoảng 329.000 ca mắc COVID-19, trong đó, số ca mắc từ 5-18 t.uổi là 28.314 ca (chiếm khoảng 8,6%); trẻ dưới 5 t.uổi mắc COVID-19 khoảng 15.800 trường hợp (chiếm 4,8%).

Trước đó, tại hội nghị Hội nghị tập huấn trực tuyến toàn quốc về hướng dẫn, chăm sóc và điều trị cho t.rẻ e.m mắc COVID-19 với sự tham dự của các đơn vị liên quan của Bộ Y tế và Bộ GD&ĐT vừa diễn ra, TS Dương Chí Nam, Phó cục trưởng Cục Quản lý Môi trường y tế (Bộ Y tế), chia sẻ thời gian qua, nhiều địa phương đóng cửa trường học ngay khi phát hiện một vài ca F0.

Đây là cách làm cực đoan, ảnh hưởng việc học tập của các em. Các trường cần phối hợp y tế, khoanh vùng nhỏ để xử lý.

Bên cạnh các hướng dẫn khi ghi nhận ca mắc COVID-19 tại trường học, ông Nam cho biết về việc thời gian theo dõi sức khỏe tại nhà với F1 là học sinh, cơ quan này đang xin ý kiến các bộ, chuyên gia và trao đổi với Bộ GD&ĐT.

Trong thời gian tới, Bộ Y tế sẽ họp để điều chỉnh hướng dẫn xử trí mới cho phù hợp với tình hình hiện nay.

Về thời gian theo dõi sức khỏe tại nhà hiện nay: đối với trường hợp học sinh F1 đã tiêm đủ liều vaccine phòng COVID-19, thì ở nhà không quá 7 ngày, xét nghiệm vào ngày thứ 7, âm tính, cho đi học trở lại; Đối với học sinh F1 chưa được tiêm vaccine, cũng cho nghỉ tại nhà, theo dõi chặt các biểu hiện, xét nghiệm theo quy định; nghỉ học không quá 14 ngày.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *