Tin vui bất ngờ cho những người thích ăn cay

Nghiên cứu cho thấy ăn cay ít nhất 4 lần một tuần làm giảm 44% nguy cơ t.ử v.ong do bệnh tim mạch, theo nhật báo Express (Anh).

Cả bệnh tiểu đường và bệnh tim đều là nguyên nhân t.ử v.ong hàng đầu trên toàn thế giới. Thậm chí ngay cả bệnh tiểu đường cũng có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ.

Quả ớt “nhỏ mà có võ”

Rất may là, có một thứ “nhỏ mà có võ” có thể làm giảm nguy cơ mắc cả hai căn bệnh c.hết người này.

Nhiều người đang tìm kiếm những thói quen lành mạnh và điều chỉnh lối sống để tăng t.uổi thọ.

Đây có thể là một trong những bí kíp có thể thêm vào kho vũ khí giúp chống lại các bệnh nguy hiểm để kéo dài t.uổi thọ.

Theo nghiên cứu, thứ “nhỏ mà có võ” có thể chống lại cả bệnh tiểu đường và bệnh tim này chính là ớt, theo Express.

tin vui bat ngo cho nhung nguoi thich an cay 85e 6289210

Nghiên cứu cho thấy ăn cay ít nhất 4 lần một tuần làm giảm 44% nguy cơ t.ử v.ong do bệnh tim mạch. Ảnh SHUTTERSTOCK

Một nhóm nghiên cứu do tiến sĩ Kiran Ahuja, thành viên nghiên cứu cấp cao tại Trường Khoa học Sức khỏe của Đại học Tasmania (Úc), dẫn đầu đã phát hiện ra ớt có khả năng ngăn ngừa 2 căn bệnh nguy hiểm c.hết người này.

Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ, có thể cắt giảm bệnh tiểu đường bằng cách lựa chọn lối sống phù hợp và chế độ ăn uống lành mạnh.

Một trong những vấn đề chính liên quan đến bệnh tiểu đường là lượng đường trong m.áu tăng cao.

Capsaicin và dihydrocapsaicin là gì?

Các nhà nghiên cứu đã xác định chính xác 2 thành phần hoạt tính tạo ra hiệu lực của ớt chính là capsaicin và dihydrocapsaicin.

Hai hoạt chất này có khả năng làm giảm lượng đường trong m.áu và giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Hơn nữa, nghiên cứu còn phát hiện ra rằng ăn cay cũng có thể làm giảm lượng đường trong m.áu và nồng độ insulin sau bữa ăn.

Trong khi đối với bệnh tim, chất capsaicin và dihydrocapsaicin trong ớt có khả năng làm giảm sự hình thành chất béo lắng đọng trên thành động mạch và ngăn ngừa cục m.áu đông.

Cả chất béo lắng đọng và cục m.áu đông đều là những yếu tố nguy cơ gây ra bệnh tim vì hai yếu tố này “thường” là thủ phạm gây ra các bệnh tim mạch, Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh giải thích.

Ớt cũng có thể làm giảm quá trình oxy hóa cholesterol “xấu”, giảm sự hình thành mảng bám trong động mạch.

Tiến sĩ Ahuja cho biết, trong tương lai, chế độ ăn bổ sung đơn giản này có thể hỗ trợ trong việc kiểm soát các bệnh ngày càng phổ biến gồm cả bệnh tiểu đường và bệnh tim.

“Dựa trên nghiên cứu trước đây của chúng tôi, chúng tôi dự đoán rằng việc tiêu thụ ớt ở những người bị rối loạn dung nạp glucose và bệnh tiểu đường loại 2 sẽ giúp cải thiện đáng kể lượng đường trong m.áu sau bữa ăn, cải thiện mức insulin và các yếu tố nguy cơ khác đối với bệnh tiểu đường và bệnh tim”, tiến sĩ Ahuja nói thêm.

tin vui bat ngo cho nhung nguoi thich an cay 442 6289210

2 hoạt chất trong ớt có khả năng làm giảm lượng đường trong m.áu và giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Ảnh SHUTTERSTOCK

Ớt còn có tác dụng gì?

Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí của Đại học Tim mạch Mỹ cũng đã làm rõ tác dụng của ớt.

Nghiên cứu này cho thấy ăn ớt ít nhất 4 lần một tuần làm giảm 44% nguy cơ t.ử v.ong do bệnh tim mạch vành.

Thêm vào đó, nghiên cứu này cũng cho thấy ăn ớt có thể làm giảm tỷ lệ t.ử v.ong nói chung.

Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh khuyên có thể chống lại bệnh tiểu đường và bệnh tim bằng cách tập thể dục, ăn uống lành mạnh và duy trì cân nặng hợp lý, theo Express.

Từ bỏ 3 loại thức ăn giúp giảm 80% nguy cơ đột quỵ

Nhiều người đang vô tình làm tăng nguy cơ đột quỵ của bản thân khi thường xuyên ăn các loại thực phẩm không lành mạnh.

Đột quỵ còn được gọi là tai biến mạch m.áu não, là một trong những nguyên nhân gây t.ử v.ong cao hàng đầu thế giới. Tình trạng xảy ra khi quá trình cấp m.áu não bị gián đoạn khiến não bộ bị thiếu oxy. Trong vòng vài phút nếu không được cung cấp đủ m.áu, các tế bào não sẽ bắt đầu c.hết.

tu bo 3 loai thuc an giup giam 80 nguy co dot quy 4ec 6107831

Thực phẩm chế biến sẵn, nhiều muối, chất béo chuyển hóa không có lợi cho sức khỏe.

Chế độ ăn giàu chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa có liên quan đến đột quỵ và bệnh tim. Ngoài ra, sử dụng quá nhiều muối (natri) trong chế độ ăn uống có thể làm tăng huyết áp.

Chất béo bão hòa có trong thịt, trứng, sữa và các sản phẩm từ sữa. Chất béo chuyển hóa có nhiều trong các loại thực phẩm chế biến sẵn như khoai tây chiên, bánh quy, nước sốt trộn salad, bơ thực vật…

Một nghiên cứu quy mô lớn sử dụng dữ liệu từ Điều tra Triển vọng châu Âu về Ung thư và Dinh dưỡng. Chương trình có sự tham gia của hơn 400.000 người ở 9 quốc gia châu Âu bao gồm Đan Mạch, Đức, Hy Lạp, Italy, Hà Lan, Na Uy, Tây Ban Nha, Thụy Điển và Vương quốc Anh.

Những người trên đã trả lời câu hỏi về thói quen ăn uống, các yếu tố lối sống, t.iền sử bệnh và đặc điểm xã hội học của họ.

Các nhà khoa học theo dõi tình trạng sức khỏe của các đối tượng tham gia trong khoảng thời gian trung bình 12,7 năm.

Họ sử dụng công cụ thống kê để ước tính tỷ lệ nguy cơ đối với đột quỵ liên quan đến việc tiêu thụ thịt đỏ và đã qua chế biến, thịt gia cầm, cá, thực phẩm từ sữa, trứng, ngũ cốc, trái cây và rau, các loại đậu, hạt và chất xơ.

Nhìn chung, nghiên cứu ghi nhận ăn nhiều trái cây, rau, chất xơ, sữa, phô mai hoặc sữa chua liên quan đến nguy cơ đột quỵ do thiếu m.áu cục bộ thấp hơn nhưng không làm giảm nguy cơ đột quỵ do xuất huyết.

Nếu một người ăn 200g rau quả mỗi ngày, nguy cơ đột quỵ do thiếu m.áu cục bộ thấp hơn 13%.

Đột quỵ do thiếu m.áu cục bộ là loại đột quỵ phổ biến nhất. Bệnh xảy ra khi một cục m.áu đông chặn dòng chảy của m.áu và oxy đến não.

Những cục m.áu đông này thường hình thành ở những khu vực mà động mạch đã bị thu hẹp hoặc tắc nghẽn theo thời gian bởi các chất béo được gọi là mảng bám.

Các yếu tố khác dễ dẫn đến đột quỵ do thiếu m.áu cục bộ là hút thuốc, huyết áp cao, béo phì, mức cholesterol cao, bị bệnh tiểu đường, uống quá nhiều rượu.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *