Nhiều người, nhất là đấng mày râu cho rằng rượu có chứa cồn, mà cồn có tính sát khuẩn thì sẽ sát khuẩn được họng và ngăn ngừa lây nhiễm COVID-19.
Điều này có đúng không?
Theo PGS.TS.BS. Phạm Thị Bích Đào – Bộ môn Tai Mũi Họng, Trường Đại học Y Hà Nội: “Đúng là thành phần rượu có cồn nhưng nồng độ cồn để sát khuẩn phải từ 70 độ trở lên, và chỉ sát khuẩn bề mặt, trên da. Chúng ta cũng không thể ngậm rượu nồng độ cồn cao trong miệng để diệt virus, chưa kể khi đó virus đã ngấm vào trong tế bào.
Đồng thời nồng độ cồn trong rượu nếu cao còn gây tổn thương niêm mạc, dẫn tới hậu quả ngược lại mong muốn là tạo đường vào tế bào dễ dàng hơn cho các loại vi khuẩn và virus tấn công, trong đó có SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19″.
Dùng cồn chủ yếu để diệt virus ở bàn tay, ở đồ dùng, vật dụng để khử khuẩn… chứ uống cồn vào trong họng không có hiệu quả.
PGS.TS Phạm Thị Bích Đào
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cảnh báo rằng, chưa có bất kỳ một nghiên cứu khoa học nào chứng minh được rượu có thể ngăn ngừa được lây nhiễm COVID-19, thậm chí còn gây gia tăng lây nhiễm do sử dụng chung cốc uống rượu, tăng bạo lực gia đình khi cách ly y tế, tăng mức độ nặng của các bệnh lý nền như bệnh gan, thận….
1. Tác hại khi uống rượu
PGS.TS.BS. Phạm Thị Bích Đào – Bộ môn Tai Mũi Họng, Trường Đại học Y Hà Nội.
PGS.TS.BS. Phạm Thị Bích Đào đã chỉ ra những phản ứng khi uống rượu:
– Tăng cảm giác rát ở họng do kích thích niêm mạc họng hoặc phản ứng trào ngược dạ dày – thực quản của rượu, bia…
– Thức uống có cồn sẽ gây ra các thay đổi đột ngột nhiệt độ như uống bia lạnh, rượu lạnh. Sự thay đổi nhiệt độ đột ngột này dễ gây ra các chứng viêm họng.
– Phù quink họng – thanh quản do dị ứng rượu bia gây đau họng, khó thở thanh quản cấp, thậm chí có thể t.ử v.ong do phù nề thanh quản.
– Người say rượu bia, nôn nhiều nên có thể tác động lên đường hô hấp trên tăng tiết dịch, sung huyết cuốn mũi nên khi ngủ phải há miệng ra để thở. Không khí thở không đi qua mũi mà đi thẳng qua miệng, không được lọc, không được làm ấm hay làm ẩm sẽ là nguy cơ gây các cơn ho và viêm họng.
– Rượu làm tăng số lượng thụ thể ACE2 vốn là các mục tiêu được SARS-CoV-2 thích bám lấy để xâm nhập vào tế bào chúng ta.
– Uống rượu kích thích các phản ứng miễn dịch viêm làm tăng nguy cơ mắc các dạng bệnh nặng.
– Rượu vang, rượu rum hoặc bia đều làm giảm phản ứng của kháng thể, từ đó góp phần tăng nặng các chứng bệnh như béo phì, đái tháo đường.
– Uống rượu quá mức làm thay đổi hành vi khiến chúng ta coi thường các biện pháp giãn cách xã hội, từ đó tạo điều kiện cho virus lây nhiễm nhanh hơn.
Uống rượu không những không ngăn ngừa được SARS-CoV-2 mà còn tạo điều kiện thuận lợi lây nhiễm virus này.
2. Sát khuẩn họng thế nào?
Thay vì uống rượu, PGS.TS.BS. Phạm Thị Bích Đào khuyến cáo bạn có thể súc miệng bằng nước muối nhạt, ấm và các dung dịch sát khuẩn họng mỗi ngày để phòng chống lây nhiễm COVID-19.
2.1 Các loại dung dịch thường dùng để súc họng
Nước muối pha: Lấy 1 lít nước đun sôi để nguội, pha với 9g muối để được dung dịch có nồng độ 0,9% muối. Trời lạnh nên dùng nước muối ấm để súc họng. Nước muối sinh lý 0,9% có bán sẵn tại các nhà thuốc để súc họng. Nhóm kháng sinh súc họng: Loại kháng sinh được sử dụng nhiều nhất để pha chế các thuốc súc họng là tyrothricine như veybirol-tyrothricine. Nhóm sát khuẩn: Các thuốc sát khuẩn như betadine gargle, givalex, chlorhexidine,BBM – muối borat, muối bicarbonat và methol… Nhóm trung hòa pH: Nước muối 0,9%, natribicarbonat…
Các thuốc súc họng thường được cho thêm một số chất làm dịu, làm mềm niêm mạc họng, giảm đau, giảm viêm, chống dị ứng tại chỗ như benzocaine, menthol, muối salicylate, hexetidine…
Rượu không ngăn được sự nhân lên của SARS-CoV-2 trong tế bào.
2.2. Cách sử dụng nước súc họng
Dùng dự phòng: Súc miệng và họng trong ít nhất 30 giây. Có thể dùng 4 lần/ngày. Dùng điều trị: Súc miệng và họng trong 2 phút. Dùng 4 lần/ngày, sau ăn.
– Kỹ thuật súc họng:
Nuốt một ngụm nước vừa đủ trong miệng.Giữ ở trong miệng khoảng 1 phút.Ngửa cổ khò khò để dung dịch láng hết vùng hầu họng.Dùng nước ấm để súc họng.
– Súc họng khi nào?
Khi cảm thấy đau, rát, cộm, vướng, khó chịu ở vùng họng… hãy súc miệng bằng nước muối hoặc các dung dịch sát khuẩn họng nhiều lần trong ngày. Cách 1 giờ súc họng một lần.Khi vừa đi ngoài đường về, hoặc sau tiếp xúc với những nguồn có nguy cơ lây nhiễm cao…
Ung thư gan: Khi cảm thấy “đau” là đã quá trễ
Ung thư gan phát triển rất nhanh và có thể tăng gấp đôi kích thước trong 3 tháng.
Ung thư gan là một bệnh liên quan đến tình trạng viêm gan, từ viêm đến ung thư thường trải qua 3 giai đoạn: đầu tiên là từ viêm gan mãn tính đến xơ gan, sau đó là ung thư gan. Đó là do khi gan bị viêm và tổn thương lâu ngày, vượt quá khả năng tự phục hồi, các mô xơ sẽ tự hình thành để thay thể cho các mô gan thông thường, gây ra nhiều sẹo và hình thành xơ gan. Do đó, bất kỳ yếu tố nào kích thích gan gây ra viêm lâu ngày có thể gây ung thư gan.
Có thể kể đến các “thủ phạm” gây viêm gan thường gặp sau:
Virus viêm gan B và C
Virus viêm gan mãn tính là nguyên nhân quan trọng và phổ biến nhất của ung thư gan. Bệnh nhân viêm gan B mãn tính có nguy cơ ung thư gan cao gấp 100 lần so với người bình thường, trong khi bệnh nhân nhiễm virus viêm gan C mãn tính có nguy cơ ung thư gan cao gấp 150 lần so với người bình thường.
Bệnh ung thư gan thường tiến triển âm thầm (Ảnh minh họa).
Gan nhiễm mỡ, uống rượu và ô nhiễm môi trường
Gan nhiễm mỡ và thói quen lạm dụng rượu bia có thể gây ra xơ gan và ung thư gan. Gan nhiễm mỡ không chỉ là bệnh đặc trưng của những người béo phì, thích ăn đồ nhiều dầu mỡ. Ngay cả những người dù cân nặng bình thường cũng có thể có nguy cơ bị gan nhiễm mỡ, đặc biệt là người lạm dụng rượu bia.
Uống nhiều rượu bia trong thời gian dài sẽ khiến gan bị tổn thương liên tục, gan bị viêm nhiều lần sẽ dẫn đến xơ gan, ung thư gan.
Thuốc trừ sâu trong rau quả, độc tố aflatoxin trong thực phẩm bị mốc và các chất độc hại trong không khí cũng là những yếu tố gây ung thư gan.
Khi cảm thấy “đau” là đã quá trễ
Tỷ lệ t.ử v.ong do ung thư gan cao, do ung thư gan thường phát hiện ở giai đoạn giữa và cuối khi đã có những biểu hiện bệnh rõ ràng. Chuyên gia gan mật chỉ ra rằng, vì không có cảm giác đau ở gan nên ngay cả khi khối u phát triển bên trong người bệnh cũng khó lòng phát hiện. Khi khối u phát triển đến mức đau bụng, chướng bụng, da và tròng trắng mắt chuyển vàng, chán ăn, sụt cân, buồn nôn, hôn mê thì thường có nghĩa là tế bào ung thư đã tăng sinh đáng kể, ung thư gan đã tiến triển đến giai đoạn giữa hoặc giai đoạn cuối và chức năng gan đã suy giảm trầm trọng.
Ung thư gan phát triển rất nhanh và có thể tăng gấp đôi kích thước trong 3 tháng. Mất khoảng 6 đến 9 tháng để bệnh tiến triển từ giai đoạn đầu tiên lên giai đoạn thứ hai. Sẽ mất thêm 6 đến 9 tháng nữa để kết thúc giai đoạn này. Nếu phát hiện ở giai đoạn giữa và cuối, thường bệnh có thể gây t.ử v.ong trong vòng nửa năm hoặc một năm.
Trong khi đó, bệnh ung thư gan nếu được phát hiện ở giai đoạn đầu thì sẽ có nhiều phương án điều trị hơn và cơ hội chữa khỏi sẽ tăng lên. Theo hướng dẫn về viêm gan B của Hiệp hội Gan mật Châu Á – Thái Bình Dương, những người có nguy cơ cao mắc bệnh gan nên siêu âm ổ bụng và xét nghiệm m.áu để tìm mức độ alpha-fetoprotein (AFP) mỗi 6 tháng để theo dõi sức khỏe gan. Nếu có vấn đề trong quá trình khám, các bác sĩ có thể sử dụng phương pháp chụp cắt lớp vi tính hoặc chụp cộng hưởng từ để chẩn đoán theo dõi.
Do sự phát triển nhanh chóng của các khối u gan, các bác sĩ khuyến cáo người trên 40 t.uổi nên siêu âm gan, đặc biệt đối với những người thuộc nhóm nguy cơ cao.