Virus Ebola vẫn tồn tại trong não người nhiều năm sau khi khỏi bệnh

Các nhà khoa học cảnh báo dịch Ebola có thể tái bùng phát khi một nghiên cứu mới đây chỉ ra rằng loại virus này vẫn tồn tại trong não người nhiều năm sau khi khỏi bệnh.

virus ebola van ton tai trong nao nguoi nhieu nam sau khi khoi benh fd8 6311758
Thành viên của Chữ thập đỏ Pháp tiếp nhận một trường hợp nghi nhiễm Ebola từ trung tâm Forecariah ngày 30/1/2015. Ảnh: Reuters

Theo đài RT (Nga), các nhà nghiên cứu cảnh báo một trong những căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm nhất trên hành tinh do virus Ebola (EBOV) gây ra có thể tái bùng phát. Nghiên cứu mới, được giới khoa học đ.ánh giá là bước đột phá, đã phát hiện ra virus Ebola có thể ẩn náu trong não của những người đã hồi phục nhiều năm sau khi điều trị bằng phương pháp kháng thể.

Nghiên cứu được thực hiện bởi nhóm các nhà khoa học tại Viện Nghiên cứu Y tế Quân đội Mỹ về các bệnh truyền nhiễm (USAMRIID). Họ đã liên hệ một số đợt bùng dịch Ebola gần đây ở châu Phi với tình trạng tái lây nhiễm ở những bệnh nhân đã từng mắc bệnh, để tìm ra chính xác vị trí trú ngụ của virus trong cơ thể, nơi giúp nó né tránh kháng thể. Để xác định nơi virus ẩn náu, họ đã thực hiện các thí nghiệm trên khỉ để mô phỏng căn bệnh do virus Ebola gây ra ở người.

Họ phát hiện ra rằng não của khoảng 1/5 con khỉ Macaque nhiễm Ebola, đã được điều trị bằng kháng thể đơn dòng (mAb), vẫn có tình trạng viêm nhiễm nghiêm trọng và tải lượng virus lớn. Virus tồn tại chủ yếu trong hệ thống não thất – nơi sản xuất, lưu thông và chứa dịch não tủy. Dù đã bị t.iêu d.iệt ở tất cả các cơ quan khác bằng phương pháp điều trị hiệu quả, virus vẫn có thể tái xuất hiện và gây ra bệnh c.hết người, đồng thời làm tổn hại nghiêm trọng đến các mô não.

“Những phát hiện này có ý nghĩa rất quan trọng đối với nỗ lực nghiên cứu lâu dài, nhằm giảm thiểu hậu quả của tình trạng tái lây nhiễm và những tác động đến sức khỏe cộng đồng”, các tác giả cảnh báo.

Trong một số đợt dịch Ebola tồi tệ nhất gần đây ở tây Phi, khu vực này đã ghi nhận trên 28.600 trường hợp nhiễm bệnh trong giai đoạn từ năm 2013 đến năm 2016. Trên 11.300 bệnh nhân đã t.ử v.ong, virus vẫn tồn tại trong não của nhiều người sống sót và khiến dịch bệnh tiếp tục lây lan.

Năm ngoái, một đợt bùng phát dịch do virus Ebola gây ra ở Guinea cũng liên quan đến một số trường hợp bệnh nhân tái nhiễm. Những người này đều đã sống sót sau đợt bùng dịch lớn trước đó ít nhất 5 năm trước. Tuy nhiên, vào thời điểm đó, giới khoa học vẫn chưa tìm ra vị trí ẩn náu chính xác của virus trong cơ thể người.

Bệnh Ebola còn được biết đến như bệnh sốt xuất huyết do virus Ebola gây ra, được cho là tìm thấy trên dơi. Dịch bệnh này xuất hiện lần đầu tiên tại CHDC Congo vào năm 1976 và nó vẫn thường xuyên xuất hiện trở lại ở quốc gia này. Người mắc Ebola thường có triệu chứng sốt cao, nôn mửa, tiêu chảy, đau nhức toàn thân hoặc khó chịu. Nhiều trường hợp nặng bệnh nhân có thể xuất huyết bên trong và bên ngoài. Đây là một trong những chủng virus nguy hiểm nhất thế giới. Tổ chức Y tế thế giới cảnh báo tỉ lệ t.ử v.ong do Ebola có thể lên đến 90%.

Nguy cơ xuất hiện biến chủng mới lây lan hơn Delta, c.hết chóc hơn Ebola

Hiệp hội Y khoa Thế giới (WMA) cảnh báo, nếu virus SARS-CoV-2 có cơ hội tiếp tục biến đổi, nó có thể tạo ra một biến chủng virus mới thậm chí dễ lây lan hơn Delta và c.hết chóc hơn Ebola.

nguy co xuat hien bien chung moi lay lan hon delta chet choc hon ebola b9a 6179480

Virus càng lây lan càng có cơ hội biến đổi để tạo ra biến chủng mới (Ảnh: Reuters).

Theo RT, ông Frank Ulrich Montgomery, chủ tịch WMA, ngày 27/11 đã có chia sẻ với truyền thông Đức mối lo ngại của ông trong bối cảnh thế giới vừa phát hiện Omicron – một biến chủng mới của virus SARS-CoV-2 gây đại dịch Covid-19.

“Lo sợ lớn nhất của tôi đó là biến chủng này có thể trở nên dễ lây lan như Delta và nguy hiểm như Ebola”, ông Frank nói.

Ông nhấn mạnh, điều quan trọng là con người phải hành động để virus không có cơ hội biến đổi hơn nữa và để làm được điều đó, mở rộng tiêm chủng toàn cầu là vô cùng cần thiết.

Ông Frank viện dẫn, ban đầu, con người đã xem nhẹ mức độ nguy hiểm của biến chủng Delta và tin rằng thế giới sẽ sớm đạt được miễn dịch cộng đồng. Tuy nhiên, trên thực tế, kể từ khi được phát hiện lần đầu ở Ấn Độ vào đầu năm nay, Delta đã trở thành biến chủng trội toàn cầu, chiếm hơn 99% số ca nhiễm, đảo ngược thành quả chống dịch của nhiều nền kinh tế.

Delta được cho là có khả năng lây lan cao hơn 60% so với chủng ban đầu của SARS-CoV-2. Trong khi đó, virus Ebola được phát hiện lần đầu tiên ở Nam Sudan và Cộng hòa Congo vào năm 1976. Virus này từng gây ra đợt dịch ở Tây Phi khiến hơn 11.000 người t.ử v.ong trong giai đoạn từ năm 2014 đến 2016. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tỷ lệ t.ử v.ong trung bình do virus này gây ra khoảng 50%, thậm chí, một số biến thể của Ebola khiến 90% ca mắc t.ử v.ong.

Việc so sánh một biến chủng tương lai của SARS-CoV-2 có thể nguy hiểm như Delta hay Ebola cho thấy lo ngại của ông Frank cũng như nhiều nhà khoa học về sự biến đổi của loại virus này. Cảnh báo được đưa ra giữa lúc thế giới nâng cao cảnh giác với sự xuất hiện của Omicron, một biến chủng mới của SARS-CoV-2 có tên khoa học là B.1.1.529 được phát hiện gần đây ở châu Phi. WHO ngày 26/11 chính thức xếp Omicron vào nhóm biến chủng “đáng lo ngại”.

Sở dĩ, biến chủng Omicron gây lo ngại là bởi nó chứa số lượng đột biến “chưa từng thấy”. Theo kết quả giải trình tự gen, biến chủng này có khoảng 50 đột biến, trong đó 32 đột biến gắn trên protein gai, một cấu trúc giúp virus tăng độ bám dính và xâm nhập vào tế bào cơ thể người. Delta chỉ chứa khoảng 13 đến 17 đột biến trên protein gai. Các đột biến ở protein gai có thể làm thay đổi khả năng của virus truyền bệnh cho các tế bào cơ thể người và lây lan, hoặc cũng có thể làm cho các tế bào miễn dịch khó tấn công lại mầm bệnh.

Mặc dù hiện chưa có nhiều dữ liệu về Omicron, nhưng biến chủng này đã gây lo ngại toàn cầu, các nước có những phản ứng nhanh hơn so với khi Delta xuất hiện. Nhiều quốc gia đã thông báo hạn chế đi lại với một số nước châu Phi trong thời gian chờ có thêm dữ liệu khoa học.

Trong khi đó, giới chức Nam Phi cho rằng, các nước đang phản ứng thái quá với Omicron. Sputnik dẫn lời Chủ tịch Hiệp hội Y tế Nam Phi Angelique Coetzee nói: “Omicron chỉ gây các triệu chứng nhẹ như đau cơ và mệt mỏi trong một hoặc hai ngày. Cho đến nay, chúng tôi nhận thấy, những người bị nhiễm không bị mất vị giác hoặc khứu giác. Họ có thể bị ho nhẹ và không triệu chứng nổi bật. Nhiều người bị nhiễm có thể điều trị tại nhà”.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *