Với số lượng t.rẻ e.m F0 tăng cao, nhiều bậc phụ huynh bày tỏ sự lo lắng trước những di chứng do nhiễm Covid-19 để lại.
Bên cạnh Hội chứng viêm đa hệ thống (MIS-C), với các biểu hiện rầm rộ trong vòng 6 tuần sau nhiễm, cần nhập viện điều trị thì vấn đề rối loạn sức khỏe, chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ cũng được quan tâm.
F0 t.rẻ e.m tăng, cha mẹ hốt hoảng vội đưa con đi viện, bác sĩ chuyên khoa Nhiễm chỉ ra điều cần tránh Bố sốc nặng khi con trai mắc di chứng hậu Covid-19, sốt 20 ngày không hết: Bác sĩ BV Nhi đồng 2 chỉ ra bệnh lý nguy hiểm
Nhiều trẻ biếng ăn, rối loạn tiêu hóa sau nhiễm Covid-19
Có mặt tại phòng khám khoa Dinh dưỡng, BV Nhi đồng 2, TP.HCM, chị N.T.L ( quận Bình Thạnh) dẫn theo con nhỏ 4 t.uổi cho biết sau khi khỏi Covid-19, bé A. hay ói, tiêu hóa có vấn đề khi chỉ cần đ.ánh răng thì bé khó chịu khiến gia đình rất lo lắng.
“Sức khỏe của bé không tốt bằng những bé khác khi hơi thấp còi, thiếu ký, nhiễm Covid-19 xong bé lại hay mắc ói. May là bác sĩ kiểm tra thấy bình thường, chỉ cần phục hồi lại đường ruột, chăm sóc bổ sung dinh dưỡng hợp lí cho bé thôi”, chị L. nói.
Với số lượng t.rẻ e.m F0 ngày một tăng cao, nhiều bậc phụ huynh bày tỏ sự lo lắng trước những di chứng do nhiễm Covid-19 để lại
Chung tâm trạng với chị L., chị Trang (ngụ TP. Thủ Đức) cho biết sau khi nhiễm Covid-19 rồi tái nhiễm, G.K (7 t.uổi, con trai chị Trang) sụt cân, hay mệt mỏi, biếng ăn khiến chị rất lo lắng.
Khi chọn lựa các thực phẩm dinh dưỡng bổ trợ cho con, chị Trang tốn khá nhiều t.iền khi chọn đồ đắt t.iền vì cứ nghĩ “đồ đắt t.iền là tốt”, tuy nhiên con trai vẫn chưa thể tăng lại ký như ban đầu.
Nhiều bậc phụ huynh đã đưa trẻ đến khám các di chứng do nhiễm Covid-19, trong đó có vấn đề về dinh dưỡng
Theo TS.BS Nguyễn Thị Thu Hậu – Trưởng khoa Dinh dưỡng, BV Nhi đồng 2 cho biết dù hiện tại số lượng trẻ F0 tăng lên, tuy nhiên đa số trẻ mắc Covid-19 đều ở thể nhẹ (trừ một số bé có bệnh lý nền, cơ địa béo phì…), nên bố mẹ cũng không quá lo lắng trong quá trình chăm sóc, điều trị bệnh. Cần chăm sóc trẻ như các nhiễm siêu vi khác, đồng thời không lơ là bỏ qua các dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm để có thể phát hiện và cho trẻ đến bệnh viện khám kịp thời. Tuy nhiên, khi mà những di chứng về hậu Covid-19 được nhắc đến khá nhiều, không ít ông bố, bà mẹ đã đưa con em đến bệnh viện để tầm soát sức khỏe, đây cũng là dịp để kiểm tra định kỳ cho bé, phát hiện những vấn đề về sức khỏe mà trước đây bị bỏ sót.
“Thực tế cho thấy có một số bé dù trước đây nhiễm Covid-19 nhẹ nhưng khi đã khỏi bệnh lại ăn kém, rối loạn tiêu hóa, có bé bị phân lỏng/sệt kéo dài, dễ ói, cảm giác chướng bụng khó tiêu, không ngon miệng, mệt mỏi, mất ngủ… khiến không ít bậc phụ huynh lo lắng. Mắc Covid-19 hay những sốt siêu vi khác, sau mỗi trận bệnh, cơ thể của các bé đều có thể chưa hồi phục ngay, đều làm biếng ăn, mệt mỏi. Điều này dễ dàng nhận thấy ở các bé nhỏ nên chỉ cần con sút 500gr – 800gr là bố mẹ sẽ lo lắng đưa con đi viện kiểm tra.
Nhiều trẻ có biểu hiện sụt ký sau khi nhiễm Covid-19
Khi bố mẹ đưa con đến khám, nếu không có các vấn đề liên quan đến Covid-19 thì đây cũng là một dịp để các y bác sĩ kiểm tra lại trước giờ chế độ ăn của bé đã đúng hay chưa, bé có bệnh nền gì trước đó hay không? Đối với chế độ dinh dưỡng trong khi điều trị Covid-19 hay hậu Covid-19 thì cũng là chế độ ăn phù hợp lứa t.uổi và đầy đủ dưỡng chất. Các bậc phụ huynh phải làm sao đảm bảo được an toàn vệ sinh thực phẩm, cung cấp đủ các nhóm chất, luôn luôn ưu tiên các chất có lợi cho hệ miễn dịch, giúp cho hệ miễn dịch hoạt động tối ưu và quá trình phục hồi sau bệnh tốt hơn”, TS.BS Thu Hậu phân tích.
Nói về các loại thực phẩm đắt t.iền mà những ông bố, bà mẹ hay chọn lựa cho con, BS. Thu Hậu cho rằng không phải cứ dùng đồ đắt t.iền là sẽ tốt cho sức khỏe của bé. Vì cũng có thể thành phần của thực phẩm đó không cân đối hoặc không phù hợp lứa t.uổi, chưa kể lãng phí t.iền bạc. Khi muốn dùng một loại thực phẩm nào thì các bậc phụ huynh phải hiểu được công dụng của nó.
Sụt cân – tăng cân quá nhanh hậu Covid-19: Cần phải đi khám ngay!
Theo TS.BS Nguyễn Thị Thu Hậu chế độ dinh dưỡng mỗi ngày cần có tối thiểu 5 trong 8 nhóm thực phẩm: Chất bột đường (ngũ cốc…) – chất béo (dầu, mỡ, thức ăn giàu béo) – rau củ quả cung cấp vitamin khoáng chất chia làm 2 nhóm (rau củ xanh – đỏ giàu beta carotene có lợi cho hệ miễn dịch và nhóm rau củ thường) và 4 nhóm chất đạm (đạm từ thịt, cá; đạm từ sữa và chế phẩm sữa; đạm từ trứng và đạm từ đậu đỗ).
Các bậc phụ huynh đều tỏ ra lo lắng về mặt dinh dưỡng cho trẻ
Nếu cung cấp đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng này sẽ giúp hệ miễn dịch của trẻ tốt hơn, cơ thể cũng phát triển theo chuẩn. Ngoài ra, phụ huynh cũng nên hạn chế cho trẻ ăn uống đồ ngọt, thức ăn nhanh, chất béo trans vì có thể làm tăng phản ứng viêm, tăng mệt mỏi cho cơ thể.
“Khi trẻ sốt thì luôn có hiện tượng mất nước do đổ mồ hôi, rối loạn tiêu hóa, dễ tiêu chảy…, điều cần làm của bố mẹ lúc này là nên cho trẻ ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu hóa và bù lại nước, điện giải.
Ngoài việc cho bé uống nhiều nước, bổ sung thêm nước ép trái cây, những dung dịch bù nước, nước cháo/canh/súp thì cách chăm sóc cũng phải nhẹ nhàng, cho bé uống chậm kết hợp với làm mát cơ thể, để giúp bé hạ sốt. Tuy nhiên, các bậc phụ huynh không nên lạm dụng nước trái cây, vì nếu dùng nhiều quá sẽ gây rối loạn đường trong cơ thể, chướng bụng, khiến bé lười ăn những thực phẩm có lợi khác. Đặc biệt, nên chia nhỏ bữa ăn vì khi ốm, bé hay có cảm giác đắng miệng, khó nuốt, khó tiêu”, TS.BS Thu Hậu chia sẻ.
Để giúp trẻ ăn tốt hơn, các bậc phụ huynh cần chia nhỏ bữa ăn và chọn thức ăn dễ tiêu hóa
Việc đưa trẻ đi khám sớm sẽ giúp phát hiện những dấu hiệu bất ổn về mặt sức khỏe của trẻ
Đối với vấn đề sức khỏe của trẻ hậu nhiễm Covid-19, Trưởng khoa Dinh dưỡng, BV Nhi đồng 2 cho biết ngoài các bé mắc Hội chứng viêm đa hệ thống (MIS-C) với các dấu hiệu rõ ràng, cần phải đưa đi điều trị ngay thì những di chứng khác thì ít hơn nhưng nếu có cũng nên được hỗ trợ để trẻ phục hồi sức khỏe tốt.
“Về vấn đề dinh dưỡng sau khi khỏi Covid-19, nhiều bé sẽ gặp phải tình trạng đắng miệng, ăn vô không tiêu, buồn nôn, bị tiêu chảy, rối loạn đường ruột, có những cơn đau trong cơ hoặc bé sụt ký nhanh hay có trường hợp lại tăng ký quá nhiều, ăn khỏe hơn bình thường, kèm mệt mỏi, mất ngủ, rụng tóc, lo lắng bất thường… thì bố mẹ nên đưa con mình đến cơ sở y tế để kiểm tra.
Đôi khi các bậc cha mẹ chủ quan, thấy bé sau nhiễm Covid-19 đột nhiên ăn nhiều, tăng cân nên mừng. Nhưng cần phải chú ý, quan sát bé, nếu tăng cân quá nhanh hay ăn nhiều quá sẽ không tốt, tùy thuộc vào độ t.uổi và sự phát triển của cơ thể, các bé cần có một chế độ ăn hợp lý để tránh tình trạng thừa cân béo phì hay suy dinh dưỡng”, BS. Thu Hậu đưa lời khuyên.
TS.BS Nguyễn Thị Thu Hậu – Trưởng khoa Dinh dưỡng, BV Nhi đồng 2, TP.HCM
Hậu COVID-19 với người mắc bệnh nội tiết: Làm thế nào để giảm thiểu các tác động?
Hậu COVID-19 là vấn đề đang được nhiều người quan tâm. Vậy cách nào để giảm nhẹ tình trạng này, đặc biệt là những người mắc bệnh nền, bệnh lý nội tiết?
1. Bốn yếu tố nguy cơ hậu COVID-19
Sau khi nhiễm COVID-19, có rất nhiều các triệu chứng như mệt, phát ban ở da, khó ngủ, lo lắng, hay dấu hiệu “sương mù não” – một dạng rối loạn nhận thức dẫn đến các biểu hiện mệt mỏi, căng thẳng thiếu minh mẫn, kém tập trung…
Đây được biết đến là hội chứng hậu COVID-19 và các nhà nghiên cứu đang ở trong giai đoạn đầu tìm hiểu về vấn đề này.
Trên thực tế, ngay cả những người nhiễm COVID-19 không triệu chứng ngay sau khi nhiễm cũng có thể có những vấn đề của hậu COVID-19. Các triệu chứng có thể kéo dài trong vài tuần hoặc vài tháng.
Một nghiên cứu theo dõi sau nhiễm COVID-19 khoảng 2-3 tháng cho thấy có 4 yếu tố làm tăng nguy cơ và mức độ biểu hiện các triệu chứng của hậu COVID-19:
Tải lượng virus cao, sự hiện diện của một số tự kháng thể tấn công nhầm vào các mô của cơ thể.Sự kích hoạt lại của virus Epstein-Barr (EBV). Virus EBV là một trong những loại virus phổ biến nhất ở người. Loại virus này là nguyên nhân gây bệnh bạch cầu đơn nhân và liên quan tới một số loại ung thư như ung thư biểu mô vòm họng, ung thư dạ dày, u lympho Hodgkin,…Mắc đái tháo đường type 2.Các yếu tố như t.uổi tác, giới tính, các bệnh lý nền đi kèm…
2. Làm thế nào để giảm thiểu các tác động của COVID-19?
Câu trả lời là: Có nhiều cách để vừa kiểm soát và giảm nhẹ các nguy cơ tác động của hậu COVID-19. Tuy nhiên, có thể tổng kết bằng công thức:
Tiêm đầy đủ vaccine Chủ động tự chăm sóc bản thân để nâng cao sức khỏe, nâng cao hệ miễn dịch (tăng khả năng chiến đấu của cơ thể với bệnh tật) = Chìa khóa để phòng chống lại những tác hại của hậu COVID-19.
Các hoạt động nhằm nâng cao sức khỏe bao gồm dinh dưỡng, vận động, hỗ trợ sức khỏe tinh thần và can thiệp y tế (nếu cần). Cụ thể:
– Ăn cân đối, đủ chất: tăng chất xơ và vitamin đến từ rau xanh, hoa quả; uống sữa; ăn các loại hạt, ăn cá, trứng…
– Tăng cường vận động, tham gia các hoạt động tích cực, tập luyện phù hợp với tình trạng sức khỏe và sở thích.
– Ngủ đủ giấc.
– Hạn chế môi trường t.huốc l.á, kiểm soát stress.
– Duy trì các thuốc đang điều trị bệnh lý nền (nếu có).
3. M ột số lưu ý ở bệnh nhân mắc bệnh nội tiết
Bệnh nhân mắc các bệnh liên quan đến nội tiết khá nhiều (mắc đái tháo đường, các bệnh tuyến giáp, suy tuyến thượng thận) cần phải lưu ý nhiều hơn về tình trạng hậu COVID-19.
Các vấn đề sức khỏe có thể xuất hiện và kéo dài 2-3 tháng sau nhiễm thậm chí có thể hơn 6 tháng sau. Vì vậy, đặc biệt với bệnh nhân có bệnh lý nền không nên chủ quan. Cần theo dõi sát để có những điều chỉnh kịp thời.
3.1 Đối với bệnh nhân đái tháo đường:
– Chú ý theo dõi ở nhiều thời điểm khác nhau đặc biệt chỉ số đường huyết và huyết áp (đặc biệt về đêm) để duy trì mục tiêu và điều chỉnh kịp thời khi có bất thường.
– Vẫn duy trì uống thuốc đầy đủ, vì không có bằng chứng cần phải dừng các thuốc ức chế DPP4 và ức chế men chuyển.
– Duy trì chế độ ăn uống, luyện tập và thuốc đều đặn để tránh tình trạng dao động đường huyết (tránh đường huyết tăng hoặc hạ).
Tăng cường thực phẩm giàu vitamin.
– Bệnh nhân đái tháo đường thường phối hợp với nhiều bệnh lý khác đặc biệt ở người có t.uổi. Vì vậy, hậu COVID-19 thường gặp và không nên chủ quan. Ngoài những thuốc điều trị đái tháo đường, người bệnh cần điều trị thêm các bệnh lý khác (nếu có) đặc biệt vấn đề về tâm lý.
– Nếu thấy các dấu hiệu bất thường về các chỉ số sinh tồn như nhịp tim, nhịp thở, đường huyết, huyết áp, tình trạng nước tiểu thậm chí các bất thường về mặt sức khỏe tinh thần: Cần liên lạc với nhân viên y tế gần nhất hoặc bác sĩ chuyên khoa để được trợ giúp.
3.2 Đối với bệnh lý nội tiết khác:
– Suy thượng thận: Tuyệt đối KHÔNG được ngừng thuốc, thậm chí trong những ngày ốm còn phải tăng liều theo hướng dẫn của bác sĩ.
– Đối với bệnh nhân mắc các bệnh lý tuyến giáp: Tiếp tục duy trì thuốc nền, nếu có các dấu hiệu bất thường như đau vùng tuyến giáp, đau đầu, hồi hộp đ.ánh trống ngực, mệt… cần tái khám sớm.
TS.BS. Nguyễn Thu Hiền
Trưởng khoa điều trị ban ngày, Bệnh viện Nội tiết Trung ương