Các nhà khoa học đã ghi nhận nhiều trường hợp dù người thân ở chung nhà với F0 nhưng vẫn không bị lây Covid-19.
Có nhiều nguyên nhân giải thích hiện tượng này, trong đó có việc thực hiện tốt các biện pháp phòng dịch.
Các thống kê cho thấy biến thể Omicron ban đầu có khả năng lây lan cao hơn đến 4 lần so với nhiều biến thể trước đó. Trong khi đó, biến thể phụ của Omicron là BA.2 thậm chí còn lây lan mạnh hơn, theo trang Huffington Post (Mỹ).
Để giảm nguy cơ lây nhiễm khi người thân mắc Covid-19, mọi người cần mang khẩu trang chất lượng cao ngay cả khi ở trong nhà. Ảnh SHUTTERSTOCK
Điều này cũng đúng với tình trạng lây lan trong các hộ gia đình. Vào đầu tháng 12.2021, các chuyên gia y tế Anh ước tính nguy cơ lây lan Omicron trong các hộ gia đình cao gấp 3 lần biến thể Delta.
“Có rất nhiều bề mặt thường xuyên tiếp xúc trong nhà không được khử khuẩn đúng cách. Bạn có thể tiếp xúc trực triếp với nước bọt người thân, đặc biệt là những gia đình có con nhỏ. Bạn cũng có thể không mang khẩu trang khi ở trong nhà. Điều này cũng đồng nghĩa là khi ngồi cạnh người thân, các giọt b.ắn sẽ dễ bay vào mặt họ hơn”, chuyên gia về khí dung Alex Huffman tại Đại học Denver (Mỹ) giải thích.
Một nghiên cứu mới đây ở Đan Mạch cho thấy với biến thể Omicron ban đầu, hơn 30% những người tiếp xúc với F0 trong gia đình sẽ bị lây nhiễm. Tỷ lệ này ở biến thể phụ BA.2 của Omicron là 40%.
Để xác định nguy cơ lây lan giữ các thành viên trong gia đình thì cần xét đến rất nhiều yếu tố. Sự khác biệt giữa các yếu tố này có thể khiến nguy cơ lây lan khác nhau. Ví dụ, một số người khi nhiễm sẽ có nồng độ virus trong m.áu cao hơn và phóng thích ra ngoài nhiều virus hơn, từ đó dễ lây lan hơn với người xung quanh.
Biến thể Omicron “sống” được bao lâu trên đồ nhựa, da?
Bất kể trong điều kiện nào, để giảm nguy cơ lây nhiễm giữa các thành viên trong gia đình thì điều quan trọng là phải tiêm đầy đủ vắc xin. Với người đang nhiễm bệnh thì cần cách ly họ trong phòng riêng.
Trong trường hợp không thể cách ly hoàn toàn người bệnh thì những thành viên trong gia đình cần giữ khoảng cách càng nhiều càng tốt. Mọi người đều phải mang khẩu trang chất lượng cao như N95.
Ngoài ra, điều quan trọng không thể thiếu là hãy mở cửa sổ và cửa chính để không khí thông thoáng. Sử dụng bộ lọc không khí di động trong nhà. Các thành viên trong gia đình cần hạn chế tiếp xúc với nhau.
Khi ăn, các thành viên trong gia đình cần ăn ở những nơi riêng biệt, thông thoáng. Vì lúc đó, mọi người sẽ tháo khẩu trang và nguy cơ lây nhiễm cũng sẽ tăng lên, theo Huffington Post.
Đà Nẵng còn hơn 5.000 người chưa tiêm mũi 1 vắc xin COVID-19
Tới hết ngày 23-12, TP Đà Nẵng sẽ kết thúc đợt đăng ký tiêm vắc xin tự do cho người chưa tiêm mũi 1.
Số lượng đăng ký tiêm đến nay khoảng 5.000 người.
Còn hơn 5.000 người chưa tiêm mũi 1 vắc xin phòng COVID-19 đang ở Đà Nẵng, trong đó có nhiều người từ các địa phương khác mới chuyển tới đăng ký tiêm trong đợt từ ngày 24 đến 27-12 – Ảnh: TRƯỜNG TRUNG
Tối 21-12, bác sĩ Trương Văn Trình, phó giám đốc Sở Y tế thành phố Đà Nẵng, cho biết số lượng người chưa tiêm vắc xin phòng COVID-19 đăng ký tiêm mũi 1 khoảng 5.000 người.
Trước đó Đà Nẵng có kế hoạch tổ chức một đợt tiêm mới cho người trên 12 t.uổi đang cư trú trên địa bàn.
Việc này nhằm tạo điều kiện cho người dân tới sinh sống, học tập, làm việc tại thành phố Đà Nẵng cũng như cư dân thành phố vì nhiều lý do chưa tiếp cận vắc xin phòng COVID-19.
Theo đó, người dân có thể đăng ký để tiêm qua hai hình thức đăng ký trực tiếp tại xã phường hoặc đăng ký trực tuyến qua địa chỉ https://dichvucong.danang.gov.vn đến hết ngày 23-12.
Bác sĩ Trình cho biết với số lượng người đăng ký khá lớn, ngành y tế sẽ bố trí lại các điểm tiêm để thuận tiện cho người dân di chuyển, thay vì 2 điểm tiêm chủng tại Bệnh viện Phụ sản nhi Đà Nẵng và cơ sở tiêm chủng dịch vụ – Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (103 Hùng Vương) như dự kiến ban đầu.
Ngoài ra nhóm người mắc các bệnh, tật không tự chăm sóc bản thân, không đi lại được, các quận huyện sẽ thực hiện rà soát và tổ chức tiêm chủng lưu động.
“Sau khi người dân kết thúc đăng ký, chúng tôi dự kiến tiêm cho nhóm đối tượng này từ ngày 24 đến ngày 27-12. Sau khi tiêm xong mũi 1 cho nhóm đối tượng này thì lượng vắc xin còn lại chúng tôi sẽ tổ chức tiêm mũi 3 cho các nhóm đối tượng nguy cơ, dự kiến 8.000 người”, ông Trình nói.
Theo ông Trình, trong tháng 12 này sẽ hoàn thành việc tiêm mũi 3 cho 8.000 người. Đồng thời lên kế hoạch trong quý 1-2022 sẽ tiêm đủ mũi 3 cho tất cả người trong độ t.uổi nếu lượng vắc xin được phân bổ đầy đủ.
Theo bà Ngô Thị Kim Yến – phó chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng, chiến lược chống dịch trong giai đoạn hiện nay của thành phố là tập trung bảo vệ nhóm đối tượng dễ tổn thương với COVID-19. Do vậy nhóm đối tượng được ưu tiên tiêm mũi 3 trong số 8.000 liều trong tháng 12 này là nhóm người có bệnh nền, nhiều nguy cơ.
Sau đó căn cứ theo số lượng vắc xin được phân bổ và thời gian giữa các mũi tiêm, thành phố sẽ tiếp tục mở rộng các đối tượng theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
“Sau khi kết thúc đợt tiêm mũi 1 cho tất cả các đối tượng thì địa phương nào có ca dương tính với virus SARS-CoV-2 nhưng chưa tiêm vắc xin với lý do chưa được tổ chức tiêm, chưa được tiêm vắc xin thì lãnh đạo nơi đó phải chịu trách nhiệm (trừ lý do khách quan như có chống chỉ định tiêm chủng)”, bà Yến giao nhiệm vụ.