Không ít F0 lo lắng do không có triệu chứng nặng nhưng vẫn dương tính sau nhiều ngày mắc Covid-19.
Anh Lê Dương (Bà Rịa – Vũng Tàu) là một F0 với các triệu chứng nhẹ. Anh chia sẻ, ở ngày thứ 11, khi test nhanh anh vẫn thấy 2 vạch dù “cơ thể đã khỏe re”.
Tương tự anh T.V.H, một F0 khác mắc Covid-19 đã 20 ngày nhưng vẫn có kết quả dương tính với SARS-CoV-2. Quá trình nhiễm Covid-19, anh chỉ hơi ngạt mũi, đau người, không có triệu chứng nặng. Sức khỏe trước đây khá tốt, không có bệnh nền bởi vậy khi dương tính kéo dài, anh đã rất lo lắng.
Về vấn đề này, TS.BS Hoàng Thanh Tuấn, Viện Bỏng quốc gia Lê Hữu Trác, Học viện Quân y, cho biết, trong quá trình tư vấn cho F0, bác sĩ khảo sát trên nhóm tư vấn ghi nhận có khoảng 20% bệnh nhân Covid-19 gặp tình trạng dương tính kéo dài đến 3 tuần. Theo TS.BS Hoàng Thanh Tuấn, nhiều người triệu chứng nhẹ, không triệu chứng nhưng vẫn dương tính Covid-19 kéo dài. Tình trạng này thường gặp ở những người hơn 40 t.uổi.
Cũng theo TS.BS Tuấn, điều quan trọng không phải là tình trạng dương tính Covid-19 kéo dài bao lâu, mà là nồng độ virus trong cơ thể thế nào. Mặc dù dương tính Covid-19 nhưng nồng độ thấp, không tăng lên cao thì cũng không đáng lo ngại. Nếu nồng độ nhiều, tốc độ nhân lên tăng sẽ gây nguy hiểm đến cơ thể.
Một số trường hợp cần chú ý theo dõi như những người có hệ miễn dịch suy giảm, có bệnh lý nền. Với đối tượng này có thể chủ động dùng thuốc kháng virus sớm, tránh tình trạng dương tính kéo dài làm suy giảm sức khỏe. Cơ thể luôn phải chống chọi với virus trong thời gian dài có thể làm ảnh hưởng đến các cơ quan khác của người bệnh.
BS Lê Xuân Thắng, nguyên là bác sĩ khoa nội tiêu hóa, Bệnh viện Quân y 103 cũng từng tư vấn cho F0 dương tính kéo dài. Bệnh nhân mắc Covid-19 đến ngày 15 vẫn dương tính.
BS Thắng cho biết, thông thường bệnh nhân dương tính Covid-19 khoảng 2 tuần sẽ âm tính. “Đây cũng chính là lý do mà Bộ Y tế quy định thời gian cách ly F0 là 14 ngày. Tuy nhiên trong 2 tuần này, có những người 5-7 ngày test đã âm tính, nhưng có những người kéo dài hơn 2 tuần. Điều này phụ thuộc vào sức đề kháng, sự đào thải virus của từng người khác nhau, tức là phụ thuộc vào từng cá thể’, BS Thắng nói.
Theo BS Thắng, việc bổ sung dinh dưỡng trong quá trình điều trị Covid-19 rất quan trọng. Nhiều trường hợp bệnh nhân không bổ sung dinh dưỡng, khiến cơ thể không đủ năng lượng để chống chọi dẫn đến tình trạng mắc bệnh kéo dài. Nếu không cung cấp đủ dinh dưỡng cho cơ thể, rất khó để cơ thể khỏe lại được.
Về câu hỏi mắc Covid-19 kéo dài có nguy hiểm hay không, BS Thắng nói, tình trạng này sẽ làm ảnh hưởng đến hệ miễn dịch, giảm sức đề kháng của cơ thể gây tăng nguy cơ nhiễm khuẩn bội phát cho người bệnh. Bên cạnh đó, những người có triệu chứng nhẹ hoặc không triệu chứng có thể chủ quan gây lây lan dịch bệnh.
“Để hạn chế tình trạng mắc Covid-19 kéo dài, người bệnh phải giữ tinh thần thoải mái, ăn uống thêm hoa quả, bổ sung dinh dưỡng để cơ thể tăng đề kháng, tập luyện thể thao nhẹ nhàng. Cơ thể khỏe mạnh mới có thể nhanh chóng hồi phục”, BS Thắng khuyến cáo.
Tương tự BS Trương Hữu Khanh, Cố vấn chuyên môn Khoa Nhiễm Khuẩn – thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1, TP.HCM, cũng cho rằng, tình trạng dương tính kéo dài có khả năng lây lan dịch bệnh. Vì vậy, F0 vẫn cần tuân thủ các biện pháp 5K, cách ly khỏi các đối tượng, đặc biệt đối nguy cơ trong nhà ví dụ ông bà lớn t.uổi, có bệnh nền.
Người bệnh nên điều trị theo triệu chứng, ví dụ khi sốt phải dùng thuốc hạ sốt, ho thì dùng thuốc ho. Đồng thời, người bệnh cần bổ sung dinh dưỡng, tập thể dục và giữ tinh thần thoải mái để tăng sức đề kháng cho cơ thể, sớm khỏi bệnh.
259 trẻ sơ sinh ra đời an toàn giữa tại dịch tại Trung tâm HOPE
Dù chỉ tồn tại trong 10 tuần, trung tâm HOPE đã hoàn thành sứ mệnh với những đ.ứa t.rẻ ra đời trong giai đoạn khốc liệt nhất của dịch Covid-19.
Ngày 27/1, Bệnh viện Hùng Vương (TP.HCM) cho biết, Trung tâm HOPE đã được Hội Liên hiệp Phụ nữ TP tặng Bằng khen và UBND TP trao giải G.iải t.hưởng sáng tạo năm 2021.
Chia sẻ trong buổi tổng kết hoạt động của trung tâm, bà Phan Thị Thắng, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP.HCM đã chia sẻ về thời điểm khó khăn nhất.
Bà Phan Thị Thắng nhớ lại: “Khuya ngày 18/8/2021, tôi nhận điện từ anh Nguyễn Trường Sơn, Thứ trưởng Bộ Y tế. Anh Sơn nói, chị tìm giúp vài chục người qua bế trẻ giùm chị Tuyết
Tôi hiểu ngay, nơi đang chăm sóc cho sản phụ nhiễm Covid-19 nhiều nhất thành phố đang quá tải, phải nhờ tới anh Sơn rồi.
PGS.TS.BS Hoàng Thị Diễm Tuyết và các bé tại trung tâm HOPE.
Tôi liên hệ ngay với Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ TP, chị ấy sốt sắng nhận lời dù chúng tôi chưa kịp bàn gì. Hai ngày sau, khi đến bệnh viện Hùng Vương với những tình nguyện viên đầu tiên, chúng tôi giật mình.
Khoa Sơ sinh không còn chỗ đặt nôi cho bé. Bình thường khoa chỉ nhận 80 bé nay đã con số này đã hơn 200. Bé còn không có chỗ nằm, lấy đâu ra chỗ cho tình nguyện viên làm việc”.
Khi đó, PGS.TS Hoàng Thị Diễm Tuyết, Giám đốc Bệnh viện Hùng Vương đã đề nghị lãnh đạo TP mượn trường mẫu giáo Họa Mi 2 ngay sát bệnh viện để làm cơ sở chăm sóc trẻ.
Nhận được sự đồng thuận nhanh chóng của chính quyền địa phương, phụ trách nhà trường, việc thiết lập Trung tâm HOPE thuận lợi tiến hành.
“Mừng quá, vậy là bắt tay vào việc. Trường Hoạ Mi 2 vốn chăm trẻ mẫu giáo nay nuôi trẻ sơ sinh nên không có gì phù hợp. Thế là đi xin. Ai biết chỗ nào xin được thì xin. Ai có gì xin nấy. Nôi, tã, quần áo, sữa, đồ dùng,… cho các bé”, bà Phan Thị Thắng xúc động.
PGS.TS Hoàng Thị Diễm Tuyết cho biết, giai đoạn đầu, mỗi tuần bệnh viện nhận khoảng 10 ca nhiễm Covid-19. Nhưng khi dịch bệnh bùng phát, con số này lên đến vài chục ca. Số trẻ phải cách ly do mẹ nhiễm Covid-19 nhanh chóng tràn ngập khoa sơ sinh. Tình hình hết sức căng thẳng, không ai biết trước ngày mai sẽ thế nào.
“Nếu không làm ngay, khoa sơ sinh sẽ không thể hoạt động được. Bệnh viện sẽ không thể hoạt động được. Các bé sẽ không thể được chăm sóc. Khi đó, không biết điều tồi tệ gì sẽ xảy ra”, chị tâm tư.
Chỉ sau 1 tuần, việc chăm nuôi các bé thay cho mẹ đang phải cách ly vì Covid-19 đã được giải quyết. Bệnh viện Hùng Vương (đơn vị phụ trách HOPE) chia sẻ, Trung tâm HOPE hoạt động ngay khi chưa kịp có quyết định thành lập, chưa có quy chế hoạt động, chưa có cơ chế tài chính…. chỉ có quyết tâm và tấm lòng.
259 trẻ sơ sinh ra đời an toàn giữa tại dịch tại Trung tâm HOPE
Từ ngày 25/8/2021 đến ngày 1/11/2021, với vai trò là 1 trung tâm nuôi dưỡng trẻ sơ sinh tạm thời, HOPE đã tiếp nhận và chăm sóc 259 bé thay cho gia đình. Những tình nguyện viên, mà nhiều người chưa từng có gia đình, bằng trái tim nhân hậu và lòng dũng cảm, đã vượt nên nỗi sợ hãi dịch bệnh. Họ trở thành người mẹ thứ hai, đút từng muỗng sữa, dỗ từng giấc ngủ cho các bé.
Cho tới khi chấm dứt vai trò của mình, trong 10 tuần, HOPE đã chăm sóc cho 259 bé con sản phụ nhiễm, an toàn, chu đáo. Trong số đó, 255 bé đã lần lượt trở về trong vòng tay của mẹ và người thân. Còn 4 bé, được gửi vào các Trung tâm bảo trợ vì gia đình không còn người chăm sóc.
HOPE cũng được Sở Y tế TP.HCM đ.ánh giá là 1 trong 10 mô hình hiệu quả trong phòng chống dịch của TP. Đây cũng là Trung tâm được hình thành lần đầu tiên và duy nhất đến thời điểm này, thực hiện sứ mệnh chăm sóc trẻ sơ sinh chào đời trong đại dịch Covid-19.