Phát hiện virus gây bệnh c.hết người đang lây lan nhanh

Heartland là virus bí ẩn và hiếm gặp, được tìm thấy trên bọ ve, đang lây lan ở một số nơi.

Các chuyên gia cảnh báo virus này có thể tạo ra làn sóng dịch bệnh tiềm ẩn.

Theo NBC News, các nhà nghiên cứu của Đại học Emory, Mỹ, ví Heartland là virus bí ẩn nhưng gây c.hết người. Nó được tìm thấy trên bọ ve “ngôi sao cô đơn” ( Lone Star Tick hay Amblyomma americanum) tại bang Georgia. Loại virus này được phát hiện ở ít nhất 6 tiểu bang của Mỹ và các chuyên gia cảnh báo nó đang lây truyền mạnh, có thể trở thành căn bệnh nguy hiểm.

Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Emerging Infectious Diseases của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC). Theo CDC, virus đã được báo cáo trên bọ ve Lone Star Tick ở các bang Missouri, Alabama, Illinois, Kansas và New York. Hiện tại, các chuyên gia vẫn chưa rõ liệu virus có lây lan sang các khu vực khác của Mỹ hay không.

Theo PGS Gonzalo M. Vazquez-Prokopec, đồng tác giả của nghiên cứu, Đại học Emory: “Chúng tôi muốn nâng cao nhận thức của người dân về virus bí ẩn này hơn là khiến mọi người hoảng sợ. Vào mùa xuân, người dân có xu hướng ra ngoài nhiều hơn và họ có thể tiếp xúc bọ ve mang virus”.

Vị chuyên gia nhấn mạnh: “Heartland là bệnh truyền nhiễm mới nổi mà chúng ta vẫn chưa được hiểu rõ. Chúng tôi đang cố gắng tìm hiểu mọi thứ về nó trước khi virus trở thành vấn đề lớn”.

Các nhà nghiên cứu cũng cảnh báo cuộc khủng hoảng khí hậu đang diễn ra thúc đẩy mùa đông ấm hơn và ngắn hơn. Điều này làm tăng cơ hội cho một số loài bọ ve sinh sản thường xuyên hơn và mở rộng phạm vi của chúng.

phat hien virus gay benh chet nguoi dang lay lan nhanh 57f 6360441

Virus Heartland được tìm thấy trên bọ ve Lone Star Tick, đã gây bệnh cho ít nhất 50 người. Một số trường hợp trong đó đã t.ử v.ong. Ảnh: AFP.

Thông tin về virus Heartland vẫn còn rất ít ỏi. Khi virus nhảy từ bọ ve sang người, nó có thể gây sốt, mệt mỏi, chán ăn, nhức đầu, buồn nôn, tiêu chảy, đau cơ hoặc khớp. CDC cho biết chưa rõ những loại bọ ve khác có thể làm lây lan virus này hay con người còn bị nhiễm bằng cách khác không.

Một số bệnh nhân đã được chẩn đoán có lượng bạch cầu, tiểu cầu thấp đáng báo động, ảnh hưởng quá trình đông m.áu. Các xét nghiệm chức năng gan của họ cho thấy men gan tăng cao, cảnh báo nguy cơ gây bệnh nghiêm trọng.

CDC ước tính đến tháng 1/2021, mới chỉ có khoảng 50 trường hợp mắc bệnh do virus này gây ra. Ở những trường hợp nghiêm trọng, bệnh nhân phải cấp cứu. Đa số hồi phục hoàn toàn. Tuy nhiên, một số người lớn t.uổi đã qua đời. Hiện tại, chưa có vaccine hay thuốc điều trị cho căn bệnh này.

Lần đầu tiên Heartland xuất hiện là ở tây bắc Missouri, năm 2019. Hai ca nhiễm virus đầu tiên là nam giới, phải nhập viện với triệu chứng sốt cao, tiêu chảy, đau cơ. Ngoài virus này, bọ ve Lone Star Tick cũng được phát hiện mang các vi khuẩn gây bệnh ehrlichiosis và tularemia. Một số người bị bọ ve này cắn phát triển tình trạng dị ứng thịt.

Phát hiện mới về mối liên hệ giữa bệnh tiểu đường và COVID-19

Chỉ 6 tháng sau khi mắc COVID-19 với các triệu chứng nhẹ, Nolan, cậu bé 12 t.uổi sống tại thị trấn Crown Point, bang Indiana (Mỹ) đã được chẩn đoán mắc tiểu đường tuýp 1.

phat hien moi ve moi lien he giua benh tieu duong va covid 19 8a9 6359934
Nolan Balcitis ngồi trước nhà ở thị trấn Crown Point. Ảnh: AP

Theo hãng tin AP, cũng giống như cha mẹ của Nolan, các nhà khoa học ở Mỹ và nhiều nơi khác đang thắc mắc rằng liệu bệnh tiểu đường của cậu bé có liên quan đến virus SARS-CoV-2 hay không.

Trước đó, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng ở những người mắc bệnh tiểu đường, COVID-19 có thể làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh và dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều mối liên hệ có thể xảy ra khác. Một nghiên cứu mới đây đã chỉ ra bằng chứng cho thấy virus SARS-CoV-2 có thể tấn công các tế bào sản xuất insulin trong tuyến tụy – quá trình này có thể gây ra bệnh tiểu đường tạm thời ở những người dễ tổn thương.

Tuy nhiên, một số chuyên gia cho biết các biện pháp phòng chống đại dịch COVID-19 cũng có thể là nguyên nhân gây ra căn bệnh này. Các yếu tố đó bao gồm trì hoãn chăm sóc y tế ở những người có dấu hiệu ban đầu của bệnh, thói quen ăn uống không lành mạnh và ít hoạt động ở những người đã có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2.

Báo cáo của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) đã xem xét 2 cơ sở dữ liệu lớn của Mỹ về các trường hợp mắc bệnh tiểu đường mới, từ tháng 3/2020 đến tháng 6/2021. Kết quả cho thấy căn bệnh này đã tăng lên đáng kể ở t.rẻ e.m từng mắc COVID-19. Báo cáo không phân biệt giữa tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2.

phat hien moi ve moi lien he giua benh tieu duong va covid 19 6fe 6359934
Ảnh minh hoạ: Shutterstock

Trong những năm gần đây, tỷ lệ mắc cả hai tuýp bệnh tiểu đường này đều gia tăng ở t.rẻ e.m. Các báo cáo ở châu Âu và một số bệnh viện Mỹ cho thấy tình trạng này đã tăng nhanh trong thời kỳ đại dịch.

Tiến sĩ Inas Thomas, chuyên gia tại Bệnh viện Nhi đồng Mott thuộc Đại học Michigan cho biết: “Tôi nghĩ tất cả chúng ta đều có chút lo lắng”. Bệnh viện của ông Thomas đã chứng kiến ​​tỷ lệ bệnh nhân mắc tiểu đường tuýp 1 tăng 30% so với những năm trước đại dịch. Bà lo ngại điều này có liên quan đến bệnh COVID-19.

“Chúng tôi chưa rõ liệu COVID-19 đã ảnh hưởng trực tiếp đến căn bệnh này hay do một số yếu tố khác chưa được hiểu đầy đủ. Chúng tôi hy vọng rằng xu hướng này có thể giúp chúng tôi tìm ra nguyên nhân gây bệnh tiểu đường tuýp 1”, bà Thomas nói .

Song Tiến sĩ Rasa Kazlauskaite, chuyên gia về bệnh tiểu đường tại Trung tâm Y tế Đại học Chicago, nhận định rằng các loại thuốc chống viêm steroid ở những bệnh nhân nhập viện vì COVID-19 có thể làm tăng lượng đường trong m.áu dẫn đến bệnh tiểu đường. Bệnh có thể tự khỏi sau khi ngừng sử dụng steroid, nhưng không phải lúc nào cũng vậy. Bà Rasa cho biết căng thẳng do COVID-19 và các bệnh khác cũng có thể gây ra lượng đường trong m.áu cao và bệnh tiểu đường tạm thời.

Tiến sĩ Morten Bjerregaard-Andersen, chuyên gia về bệnh tiểu đường tại Bệnh viện Tây Nam Jutland cho biết: “Theo lý thuyết, việc sản xuất insulin ở người mắc COVID-19 sẽ bị tổn hại nhiều hơn so với khi không mắc bệnh”.

Bệnh tiểu đường tuýp 1, xảy ra khi tuyến tụy sản xuất ít hoặc không sản xuất insulin, loại hormone điều chỉnh lượng đường trong m.áu. Nguyên nhân của tình trạng này là do rối loạn tự miễn, dẫn đến hệ thống phòng thủ của cơ thể tấn công và phá hủy các tế bào sản xuất insulin trong tuyến tụy. Bệnh nhân phải sử dụng insulin để kiểm soát tình trạng mãn tính.

Bệnh tiểu đường tuýp 2, chủ yếu ảnh hưởng đến người lớn, phát triển khi cơ thể kháng insulin, khiến lượng đường trong m.áu được điều chỉnh kém. Nguyên nhân có thể do di truyền, thừa cân, lười vận động và thói quen ăn uống không lành mạnh. Căn bệnh này có thể được điều trị hoặc đảo ngược bằng cách thay đổi lối sống.

Trên toàn cầu, đã có trêm 540 triệu người mắc bệnh tiểu đường, trong đó có khoảng 37 triệu ca ở Mỹ. Các bác sĩ lo lắng COVID-19 và lối sống trì trệ trong đại dịch có thể là một trong những nguyên nhân khiến căn bệnh này tăng vọt.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *